Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

PV - 08:10, 01/04/2023

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 31/3/2023 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2023.

Chính phủ quyết nghị một số đề nghị xây dựng Luật, dự án Luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội - Ảnh 1.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Chính phủ đã tổ chức các Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật để cho ý kiến, thông qua nhiều đề nghị xây dựng luật, dự án Luật, dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội cho ý kiến trong năm 2023 và thời gian tiếp theo.

Tại Nghị quyết Chính phủ đánh giá cao các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, pháp luật, đề xuất nhiều nội dung quan trọng, khó, phức tạp, cấp bách, nhạy cảm để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Từ đầu năm 2023 đến nay, Chính phủ đã tổ chức các Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật để cho ý kiến, thông qua nhiều đề nghị xây dựng luật, dự án Luật, dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội cho ý kiến trong năm 2023 và thời gian tiếp theo.

Trong thời gian tới, công tác xây dựng pháp luật cần hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng, cần tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, cần tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn, tăng cường thực hiện nhiệm vụ lập pháp của Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo động lực, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều ngành, lĩnh vực, có nhiều đột phá về thể chế để sửa đổi các quy định chưa phù hợp nhằm tháo gỡ vướng mắc, bổ sung các quy định về các vấn đề mới. Với thời gian chuẩn bị gấp rút, khối lượng công việc lớn, yêu cầu cao về thủ tục và chất lượng để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, tháng 5/2023, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cần tập trung chỉ đạo việc hoàn thiện các hồ sơ văn bản theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Quy chế làm việc của Chính phủ và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.

Các bộ, cơ quan cần phối hợp chặt chẽ, gửi văn bản góp ý kịp thời, có trách nhiệm, trao đổi kỹ lưỡng về các vấn đề còn ý kiến khác nhau để nâng cao chất lượng dự thảo văn bản khi trình cấp có thẩm quyền. Các cơ quan soạn thảo tiếp tục lấy ý kiến đối tượng chịu sự điều chỉnh, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn để lắng nghe, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan, các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu tiếp thu, trên tinh thần không cầu toàn, không nóng vội, những vấn đề đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng thì thể chế hóa; các vấn đề mới, nếu cần thí điểm thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trước và trong quá trình soạn thảo văn bản, trình cấp có thẩm quyền quyết định, cần chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí để đẩy mạnh truyền thông chính sách, làm rõ nội dung, lý do các đề xuất chính sách đến người dân, góp phần tạo thuận lợi trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật.

Các bộ, cơ quan, địa phương cần tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, tăng cường giám sát, kiểm tra, phối hợp để hoàn thiện khung pháp lý phục vụ đời sống Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các bộ, cơ quan cần triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt đáp ứng các yêu cầu về công tác xây dựng pháp luật: phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, tránh lợi ích cục bộ, vì lợi ích chung của quốc gia, công khai, minh bạch, hội nhập, bền vững kiện toàn đội ngũ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác pháp chế, bố trí kinh phí, nguồn lực để hỗ trợ công tác này.

Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước

Về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật. Trong đó, về cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi (Điều 20 dự thảo Luật); về tích hợp thông tin (Điều 23 dự thảo Luật); về quy định chuyển tiếp (Điều 46 dự thảo Luật); ... cần tiếp tục đánh giá tác động, rà soát, nghiên cứu kỹ, bảo đảm khả thi, tránh gây xung đột với pháp luật liên quan. Quy định trong luật những nội dung có tính ổn định, thống nhất cao; những nội dung mới, còn biến động thì giao Chính phủ quy định bảo đảm linh hoạt trong điều hành và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn; tiếp tục rà soát các điều ước quốc tế liên quan để có quy định phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam và sự phát triển của công nghệ trên nguyên tắc tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước trong các giao dịch; bảo đảm bí mật đời tư, bí mật cá nhân theo quy định của Hiến pháp.

Tăng cường thanh tra, xử lý kịp thời các tiêu cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng

Về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật, bảo đảm các yêu cầu sau:

Việc xây dựng dự án Luật này phải thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực ngân hàng và các yêu cầu, định hướng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đặt lợi ích chung của đất nước là mục tiêu của việc xây dựng dự án Luật này; các quy định của Luật phải khắc phục được các vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, góp phần khơi thông nguồn tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xử lý vấn đề sở hữu chéo, góp phần phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng.

Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng; nâng cao vai trò của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề tiêu cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

Xây dựng các quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán, thu giữ tài sản bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng; quy định rõ thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc quyết định việc cho vay đặc biệt, không quy định việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung này để phù hợp với tinh thần tăng cường vai trò, nâng cao trách nhiệm của Thành viên Chính phủ tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; hoàn thiện các quy định liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng, ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo, thao túng, chi phối.

Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng, bảo đảm tính khả thi và tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ cơ bản thống nhất với chủ trương xây dựng 01 luật sửa đổi, bổ sung 02 luật nêu trên để báo cáo Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10 năm 2023) theo quy trình 01 kỳ họp.

Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ về 04 chính sách; hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trình Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.

Lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội

Về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng công trình giao thông, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tham gia ý kiến đối với hồ sơ trình và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng công trình giao thông (dự thảo Nghị quyết), gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 1/4/2023.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu các ý kiến tham gia của các Bộ, cơ quan, địa phương, các ý kiến phát biểu, thảo luận tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 3 năm 2023 để hoàn thiện hồ sơ về dự thảo Nghị quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, bảo đảm chặt chẽ, thuyết phục, rõ ràng, mạch lạc, trong đó lưu ý: (1) Bổ sung vào phần căn cứ chính trị Kết luận số 20-KL/TW ngày 16/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về kinh tế - xã hội năm 2021 - 2022, trong đó có yêu cầu về lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội; (2) Nghiên cứu đề xuất chính sách theo hướng không tính chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP; (3) Bổ sung nguyên tắc giao cơ quan quản lý sau đầu tư đối với dự án liên vùng; (4) Khẩn trương gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp để thẩm định trước ngày 4/4/2023; trên cơ sở đó, tiếp thu, hoàn thiện, trình Chính phủ trước ngày 6/4/2023 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định.

Cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ

Về dự thảo Nghị quyết về một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện thủ tục theo quy định pháp luật để Chính phủ trình Quốc hội xem xét đưa vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam về 03 chính sách như sau: (1) Thực hiện chủ trương cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ. Giao Chính phủ quyết định danh sách cụ thể các nước, vùng lãnh thổ trên cơ sở có đi có lại, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam; (2) Nâng thời hạn thị thực điện tử từ không quá 30 ngày lên không quá 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần; (3) Nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày. Giao Bộ trưởng Bộ Công an ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 về nội dung trên./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về lĩnh vực công tác dân tộc: Thẳng thắn, trách nhiệm, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn

Chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về lĩnh vực công tác dân tộc: Thẳng thắn, trách nhiệm, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn

“Đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, mặc dù lần đầu tiên trả lời chất vấn nhưng đã chuẩn bị tốt nội dung, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn, tập trung trả lời vào các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, giải trình khá đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế, đồng thời, đề xuất phương hướng nhằm khắc phục những bất cập trong lĩnh vực phụ trách. Qua chất vấn và trả lời chất vấn đã làm rõ thêm trách nhiệm của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc thực hiện chính sách dân tộc”. Đó là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi kết luận nội dung chất vấn về lĩnh vực công tác dân tộc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 7/6/2023

Tin trong ngày - 7/6/2023

Media - BDT - 20:00, 07/06/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn về cung ứng điện; Các ngành hàng đều gặp khó về thị trường xuất khẩu cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách

Tiếng nói từ cơ sở - Minh Thu - 19:09, 07/06/2023
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn Trung ương bố trí cho các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 là 1.501,025 tỷ đồng.
Yên Bái: Thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo

Yên Bái: Thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo

Chính sách dân tộc - Hải Khánh - 17:30, 07/06/2023
Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã dành nhiều nguồn lực và giải phải tập trung đầu tư trọng điểm vào vùng “lõi nghèo". Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ người dân nơi đây phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững, nâng cao chất lượng sống.
Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm đạt hơn 20% kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm đạt hơn 20% kế hoạch

Kinh tế - PV - 17:18, 07/06/2023
Bộ Tài chính vừa ban hành văn bản số 5646/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 4 tháng, ước thực hiện 5 tháng kế hoạch năm 2023.
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Tin tức - PV - 14:54, 07/06/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
ASEAN Para Games 12: Đoàn thể thao Việt Nam đã có gần 130 huy chương

ASEAN Para Games 12: Đoàn thể thao Việt Nam đã có gần 130 huy chương

Thể thao - PV - 14:52, 07/06/2023
Tính đến 21h15 ngày 6/6, Đoàn Thể thao Người Khuyết tật Việt Nam đã có 36 HCV, 35 HCB và 56 HCĐ, đứng vị trí thứ 3 bảng tổng sắp huy chương ASEAN Para Games 12.
Đồng bào DTTS hài lòng, tin tưởng về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trước Quốc hội

Đồng bào DTTS hài lòng, tin tưởng về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trước Quốc hội

Sự kiện - Bình luận - Lê Vũ - Bảo Trần - 14:51, 07/06/2023
Ngày 6 - 7/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã trả lời chất vấn trước Quốc hội (Kỳ họp thứ 5, Khóa XV). Đông đảo cử tri cả nước, đặc biệt là đồng bào DTTS rất quan tâm đến sự kiện này. Nhiều nơi vùng sâu, vùng xa cả gia đình tập trung lại để theo dõi, cập nhật thông tin trong sự phấn khởi.
Quảng Bình: Tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024

Quảng Bình: Tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024

Giáo dục - Khánh Ngân - 14:25, 07/06/2023
Sáng 7/6, 12.856 em học sinh THCS ở Quảng Bình đã bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024. Trong buổi sáng, các thí sinh đã dự thi 2 môn Ngữ Văn và Tiếng anh, buổi chiều các em bước vào thi môn Toán.
Quảng Ninh: Phát động Tháng hành động vì trẻ em và tiếp nhận Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 2023

Quảng Ninh: Phát động Tháng hành động vì trẻ em và tiếp nhận Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 2023

Xã hội - Mỹ Dung - 14:00, 07/06/2023
Sáng 7/6, tại Tp. Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, khai mạc hoạt động Hè, tiếp nhận Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Ninh năm 2023.
Lào Cai đưa Trung tâm dịch vụ hành chính công tại Cửa khẩu Kim Thành vào hoạt động

Lào Cai đưa Trung tâm dịch vụ hành chính công tại Cửa khẩu Kim Thành vào hoạt động

Tin tức - Trọng Bảo - 11:00, 07/06/2023
Bắt đầu từ ngày 7/6, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đưa Trung tâm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính vào vận hành tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Đây là một trong các hợp phần của dự án cửa khẩu số mà tỉnh Lào Cai đang tập trung xây dựng.