Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

PV - 10:25, 16/04/2025

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề ""Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa 15 liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước đã và đang phục vụ hiệu quả cho cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, tạo đột phá để phát triển, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước, theo đúng chủ trương, nghị quyết của Đảng.

Thực hiện Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, trong đó có việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào MTTQ Việt Nam… mở ra cục diện mới phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới với tầm nhìn lâu dài.

Phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp tập trung vào 2 nhóm nội dung.

Để đáp ứng yêu cầu nói trên, phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này tập trung vào 2 nhóm nội dung.

Một là, các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (tập trung ở Điều 9,10), để đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nêu cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của MTTQ Việt Nam, vai trò tập hợp các giai cấp, tầng lớp, hướng mạnh về địa bàn dân cư, gần dân, sát dân, đến từng hộ gia đình.

Hai là, các quy định tại chương 9 của Hiến pháp năm 2013 để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013 nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội hình thức văn bản là Nghị quyết của Quốc hội (tương tự như đã thực hiện tại các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1988, 1989 và 2001).

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các cơ quan, tổ chức theo phạm vi thẩm quyền, lĩnh vực phụ trách đã tiến hành rà soát, lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Cụ thể, theo Báo cáo của Chính phủ, có khoảng 19.220 văn bản ở Trung ương và địa phương ban hành có nội dung chịu tác động, ảnh hưởng trực tiếp của việc thực hiện chủ trương tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gồm 1.180 văn bản của Trung ương, 18.040 của địa phương.

Việc sửa đổi Hiến pháp và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025. Có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình, kế hoạch thực hiện.

Các đại biểu dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự kiến bầu 500 đại biểu Quốc hội

Về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 – 2031, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến bầu cử sớm hơn so với kỳ bầu cử trước để tạo sự đồng bộ với cấp ủy các cấp, kịp thời triển khai nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIV. Dự kiến Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật 15/3/2026 và ngày 06/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội. Vì vậy các cơ quan, đơn vị, địa phương phải chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, ngay từ bây giờ.

Về số lượng đại biểu Quốc hội, dự kiến là 500 đại biểu, trong đó tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất là 40%. Định hướng chung về cơ cấu là: Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) khoảng 10%; đại biểu tái cử khoảng 30%; đại biểu nữ tỷ lệ ít nhất 35%, đại biểu là người dân tộc thiểu số ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội.

Số lượng đại biểu HĐND, căn cứ vào quy mô dân số từng đơn vị hành chính; thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.

Về tiêu chuẩn đại biểu, cơ bản như kỳ bầu cử trước, tuy nhiên, có điểm mới là: ưu tiên người có trình độ về khoa học công nghệ; người được đào tạo cơ bản về pháp luật.

Tính đến tháng 3/2026 phải đủ tuổi trọn 1 nhiệm kỳ, Nam (tháng 3/1969), Nữ (tháng 9/1972) trở lại đây. Tái cử phải còn ít nhất 36 tháng, Nam (tháng 3/1967), Nữ (tháng 5/1971) trở lại đây và đặc biệt quán triệt yêu cầu của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11 vừa qua là: phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác.

Những yêu cầu đặt ra đối với công tác bầu cử là: Có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử. Các tỉnh ủy, thành ủy thành lập Ban chỉ đạo để lãnh đạo toàn diện công tác bầu cử, trực tiếp chỉ đạo từ cấp tỉnh xuống cấp xã.

Lãnh đạo tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ.

Có giải pháp chỉ đạo bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, đặc biệt coi trọng tới chất lượng đại biểu, đồng thời đảm bảo cơ cấu hợp lý.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về nội dung, yêu cầu, ý nghĩa của cuộc bầu cử; các quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Chỉ đạo chặt chẽ việc bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân.

Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy MTTQ Việt Nam, các ban đảng ở Trung ương, Hội đồng bầu cử quốc gia, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp sẽ ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai, hướng dẫn thực hiện.

"Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao nhất trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trước cử tri và Nhân dân. Đảng ủy Quốc hội sẽ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; phối hợp chặt chẽ, thực chất, thường xuyên với Đảng ủy Chính phủ; quán triệt kỹ lưỡng tới Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổ đảng các đoàn đại biểu Quốc hội để Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 15 thành công tốt đẹp", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Làng Văn hóa du lịch các Dân tộc Việt Nam: Cầu nối gìn giữ, lan tỏa văn hóa các dân tộc

Làng Văn hóa du lịch các Dân tộc Việt Nam: Cầu nối gìn giữ, lan tỏa văn hóa các dân tộc

Sắc màu 54 - PV - 19:51, 18/04/2025
Chiều 18/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp với các địa phương huy động đồng bào các dân tộc về tổ chức hoạt động tại Làng. Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng BộVHTT&DL chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, ban ngành Trung ương, Sở VHTT&DL các tỉnh có ký kết phối hợp với Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam cùng đồng bào các dân tộc sinh sống tại Làng.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Media - BDT - 19:49, 18/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Nhà thờ xóm đạo Tha La. Soọng cô - Niềm tự hào của người Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Roóng Poọc của dân tộc Giáy

Lễ hội Roóng Poọc của dân tộc Giáy

Media - BDT - 19:40, 18/04/2025
Lễ hội Roóng Poọc hay còn gọi là Lễ hội Xuống đồng của người Giáy là dịp kết thúc một tháng Tết vui chơi, đồng thời mở đầu cho một chu kỳ sản xuất, một mùa vụ mới. Đây còn là dịp cúng Thổ địa - thần cai quản địa bàn để cầu cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khỏe mạnh,…
Vụ sản xuất thuốc giả quy mô

Vụ sản xuất thuốc giả quy mô "khủng": Thuốc chữa xương khớp chủ yếu thành phần chất "cấm" dùng trong Đông y

Pháp luật - Minh Nhật - 19:34, 18/04/2025
Liên quan tới vụ đấu tranh, triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc, kết quả phân tích, xét nghiệm mẫu thuốc giả thuộc nhóm thuốc Đông dược, phát hiện trong thành phần thuốc có lượng lớn thuốc giảm đau, không được phép sản xuất trong Đông y.
Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức

Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức

Tin tức - Văn Hoa - 19:33, 18/04/2025
Ngày 18/4, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 5, đã tiếp xúc cử tri các quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức trước kỳ họp thứ IX Quốc hội khóa XV, bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương. Danh lam cổ tự ở Bắc Giang. Làm giàu nhờ nuôi cá. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khởi nghiệp - T.Nhân - H.Trường - 19:29, 18/04/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo về việc triển khai kế hoạch công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:28, 18/04/2025
Ngày 18/4, tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc năm 2025, với chủ đề “Cùng Sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Đặc sản gỏi lá Kon Tum

Đặc sản gỏi lá Kon Tum

Ẩm thực - Đào Văn Hậu - 19:27, 18/04/2025
Trong kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam, gỏi lá Kon Tum là một món ẩm thực đặc trưng của đồng bào dân tộc… Đặt chân đến mảnh đất Kon Tum, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên mà còn được thưởng thức món ăn đặc biệt này - một nét đặc sắc không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:26, 18/04/2025
Chiều 18/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Đắk Lắk về khảo sát, đánh giá kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Hơn 1.000 học sinh, sinh viên đối mặt vòng lao lý trong vụ Mr. Pips lừa đảo 5.300 tỷ đồng

Hơn 1.000 học sinh, sinh viên đối mặt vòng lao lý trong vụ Mr. Pips lừa đảo 5.300 tỷ đồng

Xã hội - Minh Nhật - 16:05, 18/04/2025
Vụ việc gây chấn động bởi số lượng người trẻ tham gia và mức độ tinh vi của hình thức lừa đảo.