Analytic
Thứ Năm, ngày 03 tháng 04 năm 2025, 17:10:06

Trang địa phương

Cà Mau: Quyết tâm phát triển, xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào Khmer

Song Vy  – H. Diễm - 14:36, 24/01/2022

Từ phong trào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), bao nhiêu năm qua, với sự chăm lo, đầu tư nguồn lực từ chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước… cùng với sự quyết tâm, của các cấp chính quyền địa phương, đồng thuận hưởng ứng của Nhân dân, vùng đồng bào DTTS của tỉnh Cà Mau, như: Đầm Dơi, U Minh đã hình thành diện mạo mới, khởi sắc, nhất là đời sống kinh tế - văn hoá của đồng bào được nâng lên…

Trao nhà cho hộ dân tộc Khmer khó khăn về nhà ở ấp Tân Điền A, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.
Trao nhà cho hộ dân tộc Khmer khó khăn về nhà ở ấp Tân Điền A, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.

Huyện nghèo vươn lên xây dựng NTM

Đầm Dơi là huyện ven biển, có khoảng 8.000 người là DTTS sinh sống, chiếm trên 4,5% dân số toàn huyện, đông nhất là dân tộc Khmer. Trong đó, có gần 20% dân số là hộ nghèo, cận nghèo (hộ nghèo chiếm tỷ lệ 14,87%). So với địa phương khác, người DTTS ở Đầm Dơi không đông, nhưng đồng bào sống tập trung theo từng phum sóc, đời sống kinh tế, hạ tầng cơ sở rất khó khăn, hạn chế.

"Để nâng chất lượng Chương trình xây dựng NTM, thời gian tới, theo kế hoạch của UBND tỉnh phê duyệt về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, huyện sẽ có kế hoạch cụ thể theo thứ tự ưu tiên. Thời gian này, huyện đang tập trung quy hoạch, bố trí nguồn nhân lực có đủ trình độ lẫn kinh nghiệm để phụ trách và triển có hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn”.

Ông Nguyễn Chí Thiện - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi

Hiện nay, huyện Đầm Dơi vẫn còn có 03 xã gồm: Thanh Tùng, Ngọc Chánh, Quách Phẩm Bắc thuộc diện xã ĐBKK, nhiều ấp có hơn 50% là đồng bào Khmer. Bắt tay vào xây dựng NTM, từ bình quân chưa tới 5/19 tiêu chí, nên rất khó khăn. Để xây dựng NTM trên địa bàn đạt hiệu quả, huyện tập trung rà soát và ưu tiên cho các tiêu chí đạt yếu hoặc chưa đạt, tập trung mọi nguồn lực để đầu tư để các xã đông đồng bào DTTS về đích đúng lộ trình đề ra.

Theo ông Trần Chí Công, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đầm Dơi, ngoài sự đầu tư của Đảng và Nhà nước còn có sự đóng góp tích cực của đồng bào qua việc thực hiện tốt các phong trào thi đua.

Cũng là huyện có xuất phát điểm thấp, U Minh hiện có khoảng 5,7% hộ đồng bào DTTS. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm số lượng lớn nhất. Qua rà soát hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới, huyện U Minh có tỷ lệ hộ nghèo DTTS 20,66% tổng số hộ dân tộc.

Bắt tay vào xây dựng NTM, U Minh chọn xã 135 Khánh Hoà đưa vào lộ trình, để tranh thủ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ tạo tiền đề phát triển cho xã 135, để hoàn thiện các tiêu chí NTM. Với giải pháp xây dựng NTM theo hướng này, cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương và đồng thuận cao của đồng bào DTTS, Khánh Hoà đã về đích NTM từ năm 2015.

Nhiều mô hình thoát nghèo hiệu quả

Trong quá trình xây dựng NTM, các địa phương đã đặc biệt tập trung vào công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng mô hình phát triển kinh tế. Như ở xã Thanh Tùng (Đầm Dơi), có nhiều ấp đặc biệt khó khăn. Tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất, chính quyền địa phương vận động bà con, tập trung vào những mô hình kinh tế phù hợp với trình độ, năng lực sản xuất như: nuôi heo, nuôi sò huyết, nuôi cua vèo,...; đồng thời tăng cường phổ biến, tập huấn khoa học, kỹ thuật cho bà con, nhờ đã đã mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu. Tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 17,5% đến nay đã giảm còn 5,4% theo chuẩn mới.

Hộ bà Thiều Ngọc Mai (ấp Phú Hiệp, xã Thanh Tùng) là một trong những hộ nuôi sò huyết thành công. Bà Mai cho biết, từ ngày được xã hỗ trợ tập huấn kỹ thuật nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm, đời sống kinh tế đã có nhiều thay đổi.

“Mỗi ký sò huyết giống thả xuống đầu vụ, đến khi thu hoạch sẽ thu được 6kg sò thương phẩm, với giá bán 120.000/kg, mỗi vụ gia đình thu lãi gấp 3, 4 lần sau khi trừ chi phí con giống. Vụ sò nuôi từ đầu năm, gia đình tôi đầu tư 30 triệu đồng tiền sò giống, sau 7 tháng thu hoạch gần 1 tấn sò, trừ chi phí còn lãi trên 60 triệu đồng.

Từng là “rốn nghèo” của huyện, xã Khánh Thuận (U Minh) hiện nay đã thay đổi rõ nét từ nguồn lực đầu tư của Chương trình 135 về giao thông nông thôn, giúp Nhân dân đi lại dễ dàng hơn, tạo điều kiện kết nối giao thương và thúc đẩy phát triển KT-XH. Nhiều mô hình dưới tán rừng hiệu quả cao.

Ông Trần Công Mười, Chủ tịch UBND xã Khánh Thuận cho biết, hiện các khu vực lâm phần trên địa bàn xã, hầu hết người dân không còn cảnh để đất trống, mà được tận dụng tối đa diện tích, tăng thu nhập cho hộ đồng bào DTTS trên địa bàn, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đến nay đã giảm còn dưới 5%, nhưng sắp tới theo chuẩn mới Khánh Thuận sẽ bị tăng tỷ lệ hộ nghèo lên trên 13%.

Mô hình phát triển Kinh tế của đồng bào Khmer Khánh Thuận, huyện U Minh.
Mô hình phát triển Kinh tế của đồng bào Khmer Khánh Thuận, huyện U Minh.

Đảm bảo phát triển bền vững

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, hiện tại Cà Mau đang có 5 xã thuộc khu vực III và 43 ấp ĐBKK ở khu vực khác. Để thực hiện mục tiêu xây dựng NTM và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh đã ban hành kế hoạch với những mục tiêu cụ thể thực hiện trong giai đoạn 1 (2021 – 2025), từng bước xây dựng các thiết chế cơ sở hạ tầng, nguồn lực làm nền tảng cho giai đoạn sau.

“Khi triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng NTM, thì có nhiều tiêu chí quan trọng như, lao động có việc làm, thu nhập, giáo dục… đã đạt được những kết quả rất khả quan. Cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn có sự chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều cải thiện rõ nét, lao động có việc làm và thu nhập ổn định, góp phần phát triển KT- XH ở nông thôn vùng đồng bào DTTS ngày càng bền vững. Do đó, trong thời gian tới, Cà Mau sẽ triển khai đồng bộ, lồng ghép các hạng mục chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững vào Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi để có thống nhất chủ trương, nguồn lực đầu tư đồng bộ để đạt hiệu quả hơn, làm sao để mỗi người dân, thật sự được thụ hưởng những quyền lợi chính đáng từ Chương trình, dự án trên địa bàn”, ông Nguyễn Minh Luân nhận định./.

“Huyện đã có 4/7 xã (1 xã đạt 19/19 tiêu chí, chờ thẩm định) về đích NTM. Hiện nay, huyện đang tập trung chỉ đạo rà soát các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó sẽ tập trung tăng cường công tác vận động Nhân dân, huy động các nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí ở các xã sắp đạt chuẩn, nhanh chóng đạt chuẩn NTM trong năm 2022”, ông Nguyễn Thanh Toản, Chủ tịch UBND huyện U Minh cho biết”.

Tin cùng chuyên mục
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện Nghị quyết số 188 ngày 25/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về triển khai chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, các cấp chính quyền huyện Hữu Lũng đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Tin nổi bật trang chủ
Bạc Liêu: Chăm lo cho đồng bào Khmer nghèo dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Bạc Liêu: Chăm lo cho đồng bào Khmer nghèo dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - Thuận Anh - 4 phút trước
Ngày 2/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu phối hợp với huyện Vĩnh Lợi tổ chức tặng 100 xuất quà gồm 10 kg gạo và mì cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn là người dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025, của đồng bào dân tộc Khmer.
Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Pháp luật - Ngọc Chí - 10 phút trước
Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức, ông Nguyễn Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, liên quan đến hành vi vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thôn 3, xã Đăk La thì UBND huyện đã có 8 văn bản chỉ đạo UBND xã Đăk La xử lý vụ việc, nhưng đến nay, người vi phạm vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và công trình vi phạm vẫn còn tồn tại.
Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Sắc màu 54 - PV - 1 giờ trước
“Vùng văn hóa các dân tộc thiểu số Quảng Nam là một trong ba vùng văn hóa điển hình của khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên” - Nguyễn Tri Hùng viết. Lần nữa, người đọc “bước vào đời sống của đồng bào miền núi Quảng Nam” một cách nguyên sơ, chân thật nhất.
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Minh Anh - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 188 ngày 25/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về triển khai chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, các cấp chính quyền huyện Hữu Lũng đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vòng xoang kết nối cộng đồng

Vòng xoang kết nối cộng đồng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Vòng xoang kết nối cộng đồng. Độc đáo ngôi cổ tự hơn 2.000 năm tuổi . Trưởng buôn Y Taih Priêng tận tụy với buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vòng xoang kết nối cộng đồng

Vòng xoang kết nối cộng đồng

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Vòng xoang kết nối cộng đồng. Độc đáo ngôi cổ tự hơn 2.000 năm tuổi . Trưởng buôn Y Taih Priêng tận tụy với buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Bộ trưởng Bộ Công an vừa có khen thưởng đột xuất các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Nam tham gia phá vụ án người chồng sát hại vợ, rồi phi tang thi thể nạn nhân.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam:

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam: "Không để xảy ra tình trạng lơ là công việc do tâm lý sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp bộ máy"

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 19, khóa XXII, diễn ra ngày 2/4.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 10 giờ trước
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL cũng được thực hiện sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó nâng cao nhận thức pháp luật trong đồng bào DTTS, góp phần ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở cơ sở.