Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cá cóc Cao Bằng loài động vật chưa từng phát hiện trên thế giới

Minh Nhật - 10:01, 08/04/2025

Cá cóc Cao Bằng được xác nhận là loài mới được tìm thấy tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. Phát hiện này do các nhà khoa học Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tìm ra và đã được các nhà khoa học Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và cộng sự công bố trên tạp chí khoa học quốc tế Alytes.

Loài cá cóc mới được phát hiện ở Cao Bằng
Loài cá cóc mới được phát hiện ở Cao Bằng

Cá cóc Cao Bằng có tên khoa học Tylototriton koliaensis, thuộc giống cá cóc (Tylototriton). Đây là loài Cá cóc thứ 10 tại Việt Nam và loài thứ 42 trên thế giới.

Nhóm nghiên cứu ghi nhận loài cá cóc Cao Bằng phân bố ở độ cao từ 1.000m đến 1.400m so với mực nước biển, thuộc khu vực Đèo Kolia và Nông trại hữu cơ Kolia.

Theo thông tin từ Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, sử dụng các phương pháp so sánh hình thái và giải phẫu (cấu trúc hàm răng và xương hộp sọ) kết hợp các phương pháp phân tích sinh học phân tử (so sánh, giải mã trình tự gen ty thể ND2 và 16S, phân tích đa hình các nucleotide đơn lẻ DNA gen nhân - SPN dựa trên kỹ thuật sử dụng enzyme cắt hạn chế kép DNA - ddRDA, xây dựng mối quan hệ di truyền giữa các loài), các nhà khoa học đã xác định Cá cóc Cao Bằng khác biệt với các loài Cá cóc đã biết tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Cá cóc Cao Bằng có lưng màu đen, bụng màu xám đen, tứ chi màu đen; đầu ngón chi trước và ngón chi sau, một phần của lòng bàn các chi có màu cam sáng, sọc màu cam kéo dài dọc theo mép dưới của đuôi đến cuối đuôi; không có các vệt màu cam sáng trên tuyến mang tai hoặc nốt sần bên sườn.

Cá thể đực có chiều dài cơ thể 56,0-61,4mm, cá thể cái 70,8-73,0mm; đầu mõm bằng khi nhìn từ trên xuống và tù tròn khi nhìn từ mặt bên; chiều dài và chiều rộng phần đầu tương đương nhau; nếp gấp da dưới cổ mỏng; da thô với các nốt mịn ở hai bên, các nốt nhỏ dần về phía lưng; đường gờ dọc trên đầu không rõ ràng; đường gờ dọc đốt sống nổi rõ; có 10-12 nốt sần xếp thành chuỗi không đều ở hai bên sườn, xen kẽ với các nốt nhỏ hơn.

Cá cóc Cao Bằng sinh sản vào mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 7, chúng xuất hiện ở các đoạn suối chảy chậm và các vũng nước sâu 30-50cm. Nòng nọc có đầu tương đối rộng, khoảng cách giữa hai hốc mắt rộng hơn khoảng cách giữa hai lỗ mũi, đuôi nhọn, vây đuôi cao hơn vây bụng và đuôi ngắn hơn thân. Các giai đoạn phát triển của nòng nọc đều có màu sẫm, ngoại trừ ngón các chi và vây bụng có màu vàng. Vào mùa đông Cá cóc Cao Bằng ẩn nấp dưới các tảng đá và hang hốc trong giai đoạn sống trên cạn.

Hiện nay, cá cóc là một trong những loài lưỡng cư dễ bị đe doạ nhất trên thế giới, vì vậy tất cả các loài cá cóc đều được liệt kê trong Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Tại Việt Nam, các loài cá cóc thuộc giống Tylototriton đều có trong Phụ lục IIB của Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Theo Danh lục Đỏ thế giới (IUCN, 2/2025) có 22 loài cá cóc (thuộc giống Tylototriton) xếp ở tình trạng bảo tồn từ VU (Sắp nguy cấp) đến CR (Cực kỳ nguy cấp).

Do tính chất dễ bị tổn thương đối với các loài cá cóc nói riêng, cùng với sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, các nhà khoa học đã đề nghị đưa loài cá cóc Cao Bằng vào Danh lục Đỏ thế giới (IUCN) tình trạng bảo tồn ở mức Nguy cấp (EN).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 23:00, 08/04/2025
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.
Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Gương sáng - Việt Hòa - 22:56, 08/04/2025
Đến bản Dộ - Tà Vờng hôm nay, hệ thống đường điện đang được đầu tư, các điểm trường học và nhà cửa của đồng bào Chứt ngày một khang trang, sạch đẹp. Những đổi thay đó có đóng góp của những Người có uy tín trong đồng bào Chứt ở bản Dộ - Tà Vờng.
Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 22:55, 08/04/2025
Trong hai ngày 8 và 9/4, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk phối hợp UBND thị trấn Buôn Trấp, các xã Day Sap, Ea Bông, Băng Adrênh, Dur Kmăl tổ chức 296 cấp bồn nước Inox cho các hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 22:54, 08/04/2025
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, lượt khách tham quan, lưu trú du lịch 3 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 2,23 triệu lượt
Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 22:53, 08/04/2025
Những năm qua, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách dân tộc đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào Khmer ở Bạc Liêu ngày càng phát triển toàn diện. Diện mạo ở các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống ngày càng đổi thay, bà con yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa.
Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 22:52, 08/04/2025
Để đồng bào dân tộc Khmer đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 với tinh thần vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Tạo điều kiện cho bà con nơi đây đón tết cổ truyền trong không khí vui tươi, lành mạnh và an toàn.
Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Giáo dục - Minh Anh - 22:49, 08/04/2025
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 1070/SGDĐT-GDTrH ngày 4/4/2025 hướng dẫn triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần đối với các cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn tỉnh, bắt đầu áp dụng từ ngày 8/4/2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Thời sự - Như Tâm – Tào Đạt - 22:46, 08/04/2025
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung khẳng định, bà con có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo. Đặc biệt, để thoát nghèo bền vững chắc chắn phải có nơi ăn chốn ở tốt. Do đó, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một chủ trương rất lớn của Đảng, Nhà nước.