Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Bóng đá Việt Nam năm mới, sức sống mới

PV - 09:12, 04/01/2022

Bóng đá Việt Nam sẽ vô cùng bận rộn trong năm 2022 với nhiều giải đấu. Ở đó, mục tiêu đặt ra rất lớn hẳn nhiên thách thức cũng nhiều. Năm mới, cùng kỳ vọng về tâm thế mới, sức sống mới.

Bóng đá Việt Nam năm mới, sức sống mới
Bóng đá Việt Nam năm mới, sức sống mới

“Ôn cố tri tân”

Bóng đá nước nhà đã chia tay một năm vô cùng đang nhớ. Một năm trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Thành công có, thất bại cũng có và cả những dấu mốc lịch sử. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến V-League, hạng Nhất cùng hàng loạt giải đấu chuyên nghiệp, ngoài chuyên nghiệp lẫn cấp độ trẻ phải hủy bỏ. Những nỗ lực vượt bậc chỉ kịp tổ chức nốt giải VĐQG nữ, sân chơi Futsal và giải U21 quốc gia vào thời điểm cuối năm.

Rất may, trong bối cảnh các giải đấu trong nước “đóng băng” đời sống bóng đá Việt Nam vẫn “ấm nóng”trên hành trình vắt dài đến 8 tháng của đội tuyển Việt Nam. Hành trình đó đã tạo ra dấu mốc lịch sử với việc vào đến Vòng loại thứ 3 World Cup 2002 khu vực châu Á. Cùng với đó, tấm vé dự VCK Asian Cup 2022 của ĐTQG nữ cũng như đội Futsal Việt Nam vào đến vòng 16 đội ở FIFA Futsal World Cup 2021 như những khoảnh khắc thăng hoa.

Từ đó, sẽ thấy đã có những nỗ lực không ngừng, để vượt qua gian nan, có được thành tích trong năm 2021 của bóng đá Việt Nam. Nhìn lại một năm để thấy rõ hơn những gam màu tương phản. “Ôn cố tri tân” không chỉ để tổng kết, còn để hình dung bước đi cho năm mới 2022. Một năm mới bận rộn các giải đấu. Gian nan sẽ nhiều nhưng kỳ vọng cũng không nhỏ.

Năm mới, sức sống mới…

Sau khoảng lặng nghỉ ngơi, những ngày sắp đến, thầy trò ông Park đã phải hối hả “vào việc”. Những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần, đội tuyển Việt Nam sẽ có chuyến làm khách trước Australia vào tối 27 tháng Chạp, sau đó trở về “xông đất” Mỹ Đình đầu năm với buổi tiếp đón đội tuyển Trung Quốc.

Sau 6 trận toàn thua, bây giờ phải có được điểm số trong 4 trận còn lại được xem như mục tiêu lớn nhất tại Vòng loại thứ 3 World Cup. Tinh thần không bao giờ bỏ cuộc cho mục tiêu như thế đã được đội tuyển Việt Nam xác quyết cho những trận đấu còn lại ở sân chơi này trong năm 2022.

Chắc hẳn, sau thất bại tại AFF Cup 2021, ông Park cùng học trò sẽ quyết tâm làm lại. Làm lại không chỉ với mục tiêu phải soán ngôi Thái Lan cho giải đấu khu vực vào cuối năm 2022. Làm lại ở đây còn cả câu chuyện “canh tân” diện mạo, chất lượng cho đội tuyển Việt Nam. Bài học từ AFF Cup 2021 mới tinh để hiểu rằng, mọi thứ không ngừng biến chuyển. Và bóng đá Việt Nam cũng phải vận động không ngừng.

Với lứa U23 hiện tại, bảo vệ tấm HCV ở SEA Games 31 ngay trên sân nhà là cái đích lớn nhất để hướng đến. Đã không ít hồ nghi dành cho thế hệ này. Song, cũng không thể đòi hỏi rằng bóng đá trẻ lúc nào cũng sở hữu được lứa cầu thủ “đều như gieo”. Thời gian còn lại đủ cho ông Park uốn nắn cầu thủ cứng cáp hơn, khỏa lấp nhanh nhất những lỗ hổng nhằm tạo ra một đội U23 đủ sức gồng gánh nhiệm vụ lấy “Vàng” SEA Games.

ĐTQG nữ lại có một cái Tết xa nhà. Thầy trò HLV Mai Đức Chung quyết tìm đường đến World Cup thông qua VCK Asian Cup nữ châu Á tại Ấn Độ vào tháng 1 này. Sau chức vô địch AFF Cup, HCV SEA Games hay thành tích lọt vào vòng play-off Olympic, bóng đá nữ Việt Nam kỳ vọng sẽ góp mặt tại ngày hội lớn nhất thế giới năm 2023.

Không chỉ có cấp độ ĐTQG hay sân chơi quốc tế, bóng đá Việt Nam phải phát huy nội lực của mình từ những giải đấu trong nước. VFF, VPF cần cải tổ, nâng cao năng lực quản lý, điều hành bóng đá quốc nội. Trước hết, phải “đánh thức” giải đấu V-League thời gian đến. 2 năm qua, giải đấu chuyên nghiệp đã phải lao đao vì dịch giã. Dứt khoát, phải có giải pháp tối ưu để trái bóng trong nước được lăn đi suôn sẻ trong năm mới. Nên nhớ, giải chuyên nghiệp là “bệ phóng” cho nền bóng đá quốc gia. Nếu để các giải đấu chuyên nghiệp “đứt gãy” sẽ ảnh hưởng không nhỏ cho cả ĐTQG, CLB, đời sống cầu thủ cùng nhiều khía cạnh khác. Những gì đã trải qua trong năm 2021 sẽ như “lăng kính” tạo ra tham chiếu đầy giá trị.

Rõ ràng, thách thức không nhỏ nhưng tín hiệu lạc quan cũng nhiều. Tất cả như chỉ dấu đầy tin cậy cho năm mới với sức sống mới, thành công mới của bóng đá nước nhà./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thời sự - PV - 22:13, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Tin tức - Việt Cường - 21:00, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Văn phòng Ủy ban phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) tổ chức Lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Ông Lò Quang Tú - Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc dự và khai mạc Lớp tập huấn.
Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 20:46, 28/03/2023
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu mát của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 20:29, 28/03/2023
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào DTTS thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 20:14, 28/03/2023
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025” (Nghị định 28) đã giúp cho hơn 19.000 lượt khách hàng đồng bào DTTS và miền núi phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 20:12, 28/03/2023
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.