Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bộ GD&ĐT hướng dẫn điều chỉnh chương trình tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19

T.Hợp - 20:10, 13/09/2021

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Công văn số 3969/BGDĐT-GDTH gửi sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đây là sự cụ thể hoá việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo, ứng phó với dịch Covid-19.

Các nội dung trong văn bản nhằm giúp cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

Đối với lớp 1 và lớp 2, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách giáo khoa; từ đó xây dựng các chủ đề dạy học trên cơ sở tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt.

Cơ sở giáo dục ưu tiên tổ chức dạy học các nội dung hình thành kiến thức mới, các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc. Việc sắp xếp các chủ đề học tập cần thực hiện phù hợp với hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hoặc có thể hướng dẫn cho học sinh tự học với sự hỗ trợ của phụ huynh. Thời gian thực hiện chương trình phải bố trí đảm bảo tính khoa học, sư phạm, phù hợp với từng hình thức dạy học và không gây áp lực đối với học sinh; đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ sở giáo dục căn cứ vào “Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học đối với lớp 1, lớp 2” của Bộ GD&ĐT, để xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch các môn học phù hợp với tình hình thực tế, thuận lợi cho quá trình thực hiện và đảm bảo khoa học, hiệu quả. Hướng dẫn này, ngoài nêu rõ những nội dung giáo viên cần tập trung dạy học, nội dung tích hợp, còn yêu cầu tinh giản những bài tập khó cũng như bài tập yêu cầu kỹ năng tổng hợp.

Ở môn Tiếng Việt 1, giáo viên được phép căn cứ vào trình độ học sinh để chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học sao cho đảm bảo học sinh đạt được các yêu cầu cần đạt của môn học một cách chắn chắn và không để tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết khi lên lớp 2. Ở một số môn học khác, trong một vài chủ đề học tập, giáo viên phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn các em thực hành yêu cầu cần đạt. Thầy cô cũng được linh hoạt thay đổi kế hoạch dạy học môn học để tổ chức dạy học một số chủ đề tại nhà trường.

Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Thực hiện tinh giản nội dung để tập trung giúp học sinh hoàn thành các nội dung cốt lõi theo hướng: tinh giản mức độ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đối với từng môn học; tinh giản nội dung có trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức kĩ năng ở từng lớp; tinh giản những nội dung trùng lặp trong môn học và giữa các môn học; tích hợp một số nội dung trong môn học và giữa các môn học thành các chủ đề học tập để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo quy định của chương trình”, công văn nêu.

Căn cứ vào “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học đối với lớp 3, 4, 5”, các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch các môn học phù hợp với tình hình thực tế, thuận lợi cho quá trình thực hiện và đảm bảo khoa học, hiệu quả. Trong hướng dẫn, nhiều nội dung bài học đã được giảm yêu cầu cần đạt, giảm bài tập, ghép thành chủ đề, cho phép giáo viên lựa chọn một trong số các nội dung tương đương để dạy học, hoặc yêu cầu học sinh tự học ở nhà…

Trên cơ sở hướng dẫn tại công văn này, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tăng cường hình thức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình và các hình thức dạy học khác phù hợp với điều kiện thực tế.

Cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện và điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2021-2022 đảm bảo khoa học, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Khi tình hình hình dịch bệnh được kiểm soát cần tập trung thời gian dạy học trực tiếp để tổ chức ôn tập, bổ sung các nội dung kiến thức cần thiết cho học sinh trước khi thực hiện dạy học nội dung mới và kiểm tra đánh giá theo quy định.

Đặc biệt, các cơ sở giáo dục tiểu học không tổ chức kiểm tra, đánh giá các nội dung, yêu cầu đã được tinh giản, các bài không dạy hoặc đã chuyển thành đọc thêm, tự học./.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Truyền niềm đam mê tiếng Tày cho học sinh vùng cao

Truyền niềm đam mê tiếng Tày cho học sinh vùng cao

Gần 20 năm qua, cô giáo người Tày Dương Thị Bền, giáo viên Lịch sử - Địa lí, Trường THCS Vân Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) luôn nỗ lực, say mê nghiên cứu giảng dạy và có nhiều sáng kiến trong các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, cô miệt mài truyền dạy tiếng Tày với mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Những cái tên nào sẽ góp mặt trong đội hình “siêu sao Đông Nam Á” đấu Manchester United

Những cái tên nào sẽ góp mặt trong đội hình “siêu sao Đông Nam Á” đấu Manchester United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 11 phút trước
Liên đoàn bóng đá châu Á (AFF) vừa thông báo tổ chức trận đấu giữa đội tuyển các ngôi sao Đông Nam Á và “Quỷ đỏ” thành Manchester sẽ diễn ra vào ngày 28/5 tới đây tại sân vận động Quốc gia Bukit Jalil (Malaysia). Trận đấu này nằm trong tour du đấu mùa hè của Manchester United sau khi mùa giải 2024-2025 khép lại.
Truyền niềm đam mê tiếng Tày cho học sinh vùng cao

Truyền niềm đam mê tiếng Tày cho học sinh vùng cao

Giáo dục - Mỹ Dung - CTV - 13 phút trước
Gần 20 năm qua, cô giáo người Tày Dương Thị Bền, giáo viên Lịch sử - Địa lí, Trường THCS Vân Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) luôn nỗ lực, say mê nghiên cứu giảng dạy và có nhiều sáng kiến trong các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, cô miệt mài truyền dạy tiếng Tày với mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc mình.
Hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi dông trên cát

Hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi dông trên cát

Kinh tế - Thái Sơn Ngọc - 21 phút trước
Thôn Hòa Thủy, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước là khu dân cư đi đầu của tỉnh Ninh Thuận trong việc triển khai thành công mô hình nuôi dông trên cát. Nông dân nơi đây đã chủ động đầu tư xây dựng chuồng trại phù hợp với điều kiện tự nhiên, tạo môi trường thuận lợi cho dông sinh sản và phát triển đàn. Mô hình nuôi dông trên cát trắng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần cùng địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2025.
Tạo sự thay đổi căn bản cho vùng DTTS, miền núi từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sự thay đổi căn bản cho vùng DTTS, miền núi từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 25 phút trước
Sau gần bốn năm triển khai thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi gần cuối của chặng đường. Với nỗ lực của các cấp, ngành, các địa phương, có thể khẳng định, Chương trình MTQG 1719 đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong cộng cuộc xóa đói, giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục thực hiện Chương trình trong những năm tiếp theo.
Người phụ nữ “ôm trọn” ba vai

Người phụ nữ “ôm trọn” ba vai

Gương sáng - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Nhắc đến cái tên Nông Thị Thắm thì già trẻ thôn Hà Tràng Tây, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đều không ngớt lời khen. Dù còn khá trẻ tuổi (sinh năm 1984) nhưng chị Thắm đã nhiều năm “ôm trọn” ba vai: Người có uy tín, Bí thư Chi bộ và cũng là Trưởng thôn.
Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Rừng mai cổ thụ trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông. Người giữ lửa văn hóa Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đằm thắm hoa ban

Đằm thắm hoa ban

Sắc màu 54 - Trương Hữu Thiêm - 1 giờ trước
Tây Bắc, nơi được biết đến với Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, với các địa danh lịch sử như Nhà ngục Sơn La, di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ... Đây là địa bàn cư trú lâu đời của hơn 30 DTTS anh em với những phong tục tập quán tốt đẹp với nhiều sản vật của núi rừng hùng vĩ, trong đó có hoa ban. Tháng Ba, du lịch lên Tây Bắc, nhất định sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng sự độc đáo và vẻ đẹp kỳ diệu của hoa ban...
Di sản múa trong nghi lễ của các DTTS

Di sản múa trong nghi lễ của các DTTS

Sắc màu 54 - Nguyễn Thị Phương Lan - 1 giờ trước
Múa nghi lễ là nét đẹp văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc, mang đậm dấu ấn tâm linh và ý nghĩa cộng đồng sâu sắc. Các điệu múa này không chỉ là hình thức nghệ thuật mà còn là “cầu nối” giữa con người với thần linh, tổ tiên và thiên nhiên.
Độc đáo hội voi của đại ngàn

Độc đáo hội voi của đại ngàn

Sắc màu 54 - Lê Hường - 1 giờ trước
Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk là vùng đất nổi tiếng với nghề thuần dưỡng voi rừng; lễ hội voi cùng các nghi lễ liên quan đến voi cũng ra đời từ đó. Hội voi Buôn Đôn trở thành nét đẹp văn hóa mang đặc trưng riêng của vùng đất biên thùy nắng, gió của đại ngàn.
Thứ trưởng, Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại tỉnh Kiên Giang

Thứ trưởng, Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại tỉnh Kiên Giang

Dân tộc - Tôn giáo - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 10/4, tại Tp. Rạch Giá, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang tổ chức Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2025. Đến dự và phát biểu tại buổi họp mặt ông Y Thông - Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo. Khách mời Trung ương còn có ông Danh Út - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Cùng tham dự có ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền công tác dân tộc và chuyên viên Văn phòng thuộc Bộ.
Thanh Hóa: Biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo

Thanh Hóa: Biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo

Tốt đời đẹp đạo - Quỳnh Trâm- Phan Nga - 1 giờ trước
Ngày 10/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2025.