Năm 2024, là năm đầu tiên áp dụng “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”; đồng thời, luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cũng đã bổ sung các hành vi bị cấm trong các hoạt động tổ chức lễ hội. Đây được kỳ vọng là những chế tài đủ mạnh để không làm biến tướng các phong tục, tập quán của cộng đồng, nhất là đối với các cộng đồng DTTS.
Trong thế giới phẳng ngày nay, việc giao lưu, hội nhập văn hóa là một điều tất yếu. Theo đó, các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có lễ hội tết Trung thu có những sự tiếp biến như là một lẽ tự nhiên. Thế nhưng, trên thực tế nhiều sự biến đổi đang có phần quá đà, gây phản cảm…
Giao lưu văn hóa là hình thức quan hệ trao đổi văn hóa, từ đó nảy sinh những nhu cầu mới thúc đẩy văn hóa phát triển. Từ quá trình giao lưu văn hóa tạo ra hiện tượng tiếp biến (tiếp thụ và cải biến) văn hoá. Đối với những địa phương nơi trình độ dân trí còn kém phát triển, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá có thể có những biến tướng, phát sinh những tệ nạn xã hội, tác động xấu đến giá trị của nền văn hoá bản địa