Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Ồ ạt khoét núi bán đất

PV - 10:18, 20/03/2019

Thời gian gần đây, hoạt động khai thác, vận chuyển, mua bán đất trên địa bàn tỉnh Bình Định đang “nóng” dần lên. Các doanh nghiệp vô tư khoét núi lấy đi hàng triệu mét khối đất đá đem bán, còn chính quyền địa phương thì có dấu hiệu buông lỏng quản lý.

Khai thác tràn lan

Không khó để nhận thấy, mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe chở đất đá nối đuôi nhau chạy khắp các tuyến đường qua địa bàn TP. Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, thị xã An Nhơn, huyện Phù Cát... phục vụ san lấp các công trình trên địa bàn tỉnh.

Từ ngã tư Gò Găng, đi dọc QL19B qua sân bay Phù Cát, qua địa phận xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn đến đồi Hỏa Sơn chúng tôi thấy có hàng chục điểm doanh nghiệp khoét núi khai thác, vận chuyển đất. Cũng từ ngã tư Gò Găng theo QL19B đi huyện Phù Cát là đến khu vực khai thác đá, đất tại núi Cấm, thôn Chánh Lạc, xã Cát Tường. Tiếp đến đi qua địa phận thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tại khu vực núi Đá Chồng (thuộc dãy núi Bà) hàng triệu m3 đất bị cày xới, khai thác tạo thành hố sâu lồi lõm, tan hoang cả khu vực dưới chân núi. Doanh nghiệp tự thỏa thuận mua lại đất trồng cây lâm nghiệp của các hộ dân, sau đó tiến hành khai thác.

Tình trạng khoét núi lấy đất đang diễn ra rầm rộ ở Bình Định nhưng việc quản lý tài nguyên của chính quyền địa phương quá lỏng lẻo. Tình trạng khoét núi lấy đất đang diễn ra rầm rộ ở Bình Định nhưng việc quản lý tài nguyên của chính quyền địa phương quá lỏng lẻo.

Đất không chỉ phục vụ các công trình giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Định đang thi công, mà còn phục vụ các dự án khu dân cư cần san lấp mặt bằng. Khu vực mỏ đất phục vụ công trình dự án, nhà đầu tư kê khai trong hồ sơ dự án một đằng nhưng thực tế lấy đất một nẻo. Nghĩa là, chủ đầu tư chọn những mỏ đất đã được quy hoạch thành vùng khai thác khoáng sản phục vụ các công trình để hồ sơ dự án đủ điều kiện triển khai, nhưng trên thực tế lại chọn nơi khác lấy đất nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Đơn cử như dự án Khu đô thị mới đường Lê Hồng Phong nối dài tại phường Bình Định và dự án Khu dân cư thuộc Khu đô thị mới Cẩm Văn, phường Nhơn Hưng của thị xã An Nhơn đều có nguồn gốc từ đất trồng lúa. Để có đất san lấp mặt bằng dự án, chủ đầu tư, nhà thầu thi công hai dự án này đều xin mỏ đất tại núi Một, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát để thi công dự án, nhưng thực tế lại không lấy đất ở đây.

Tại khu Công nghiệp Long Mỹ, xã Phước Mỹ, TP. Quy Nhơn, tình trạng khai thác đất cũng diễn ra rầm rộ, gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân. Một người dân cho biết, những doanh nghiệp này mua đất của hai hộ dân có đất đồi dưới chân núi dốc Long Mỹ rồi khai thác từ nhiều tháng nay. Nghĩa là, người dân không có nhu cầu sử dụng đất trồng cây lâm nghiệp lại đem bán cho doanh nghiệp khai thác đất dưới danh nghĩa phục vụ đất cho các công trình giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Định?

Còn tại TP. Quy Nhơn, núi Bà Hỏa cũng bị “xẻ thịt” để phục vụ dự án Khu đô thị-du lịch-thể thao hồ Phú Hòa và dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Điện Biên Phủ nối dài của Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc nhiều năm nay. Hai dự án này đang xây dựng cầm chừng, nhưng hằng ngày vẫn có hàng chục chuyến xe ra vào khai thác, vận chuyển đất ra ngoài.

Theo quan sát của chúng tôi, đoàn xe ben của nhiều doanh nghiệp đua nhau vào khu vực 1 (núi Bà Hỏa), phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn để lấy đất chở đất ra ngoài, thay vì chở vào nơi đang thi công dự án mà không gặp bất kỳ trở ngại nào từ phía cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Địa phương không nắm rõ!?

Để tìm hiểu về việc các doanh nghiệp khai thác đất tràn lan, chúng tôi đã làm việc với một số địa phương có mỏ đất. Ông Võ Văn Sáu, Chủ tịch UBND xã Cát Hanh và cán bộ địa chính xã đều khẳng định, mỏ đất ở núi Một dừng hoạt động khai thác sau khi dự án nâng cấp QL1A kết thúc và lâu nay không có đơn vị nào đến lấy đất ở đây, UBND tỉnh cũng chưa cấp phép cho doanh nghiệp nào được khai thác đất tại núi Một.

Còn theo ông Trần Việt Quang, Chủ tịch UBND phường Đống Đa cũng không nắm rõ các đơn vị doanh nghiệp khai thác, vận chuyển đất tại núi Bà Hỏa vì không thấy văn bản thông báo nào gửi về phường để giám sát, quản lý. Việc Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc thi công hai dự án gây bụi, tiếng ồn cho người dân khu vực 1, UBND phường làm báo cáo gửi lên UBND TP. Quy Nhơn giải quyết và mong dự án sớm hoàn thành để không làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân.

Tình trạng các doanh nghiệp khoét núi lấy đất tràn lan trên địa bàn tỉnh Bình Định đã gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, xáo trộn đời sống sinh hoạt người dân, tài nguyên bị thất thoát nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi hỏi về việc doanh nghiệp khai thác đất có được cấp phép hay không, hầu hết lãnh đạo các địa phương đều không nắm rõ.

Có thể nói, đây chính là kẽ hở rất lớn trong công tác quản lý tài nguyên của các cơ quan chức năng và tỉnh Bình Định. Các doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở này tha hồ khai thác trong một thời gian dài nhưng không phải đóng thuế tài nguyên. Thiết nghĩ, UBND tỉnh Bình Định cần chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường sớm kiểm tra tình trạng khai thác đất của doanh nghiệp, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các địa phương để có biện pháp quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát tài nguyên.

LÊ PHƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Tối 21/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024. Sự kiện được tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh. thành phố tham gia trưng bày, giới thiệu đặc sản vùng miền.
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 4 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Thời sự - Duy Chí - 5 giờ trước
Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 6 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 6 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 6 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 6 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 6 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.