Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Biên cương có anh!

Thanh Nguyễn - 17:17, 04/03/2025

Hiếm có một lực lượng nào mà bên cạnh nhiệm vụ chính của mình, thì lại tròn vai trong rất nhiều những phần việc khác đến vậy. Có lẽ vì thế mà ở đâu đó trên mỗi bản làng heo hút gió mây, chúng ta lại bắt gặp những người thầy thuốc quân hàm xanh tận tụy chữa bệnh cứu người, những thầy giáo quân hàm xanh miệt mài trên bục giảng, những thợ xây mang quân hàm xanh hối hả dựng nhà cho bà con dân bản…

Cán bộ chiến sĩ bộ đội biên phòng Nghệ An trên bước đường tuần tra
Cán bộ chiến sĩ Biên phòng Nghệ An trên bước đường tuần tra

Không nhớ rõ bản thân đã nghe ở đâu một câu đại ý rằng: Mỗi người lính biên phòng là một cột mốc chủ quyền biên giới. Đó là sự hình tượng hóa, cách điệu hóa về những con người bằng xương bằng thịt, chấp nhận gian khó, mất mát, hi sinh vì một mệnh lệnh thiêng liêng từ trái tim: “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các DTTS là anh em ruột thịt”…

Suốt dặm dài biên cương, từ đỉnh đầu Hà Giang đến mũi Cà Mau… biết bao người lính Biên phòng đã vững đôi chân, chắc tay súng vì sự bình yên của Tổ quốc? Chúng tôi không tính hết, nhưng có một điều rất chắc chắn, tuổi xanh của những người lính ấy đã gửi lại mảnh đất biên thùy; vì sự bình yên biên giới. Đó là một sự tự nguyện, một sự dấn thân… giản dị như cái cách mà mỗi người lính tuyên thệ trong ngày hội tòng quân năm nào.

Dù không sinh ra ở miền biên cương heo hút gió mây, nhưng là người cầm bút lâu năm, chúng tôi có nhiều dịp lên với mảnh đất bộn bề khó nhọc ấy. Phải lên đến đây, mới hiểu hết tất cả những hiểm nguy, vất vả, khó khăn… mà mỗi người lính Biên phòng ngày ngày bám trụ. Những đồn trú xa tít; những bước chân tuần tra “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”… nhưng, hành trang các anh là những gì? “Một ba lô, cây súng trên vai, người chiến sĩ quen với gian lao”.

Cán bộ chiến sĩ Biên phòng tham gia ngày công hỗ trợ giúp người dân biên giới tỉnh Bình Phước xây dựng nhà cửa, ổn định cuộc sống. Ảnh: A Lăng Ngước
Cán bộ chiến sĩ Biên phòng tham gia ngày công hỗ trợ giúp người dân biên giới tỉnh Bình Phước xây dựng nhà cửa, ổn định cuộc sống. Ảnh: A Lăng Ngước

Chẳng ai quen với gian lao, chẳng ai quen với khó nhọc. Có điều, người lính đã tự nhận về mình những vất vả, hi sinh chỉ để đổi lấy những bình yên. Cái giá của hòa bình chính là giá máu. Một tấc đất cắt rời, vạn tấc đất đớn đau. Thành thử, mỗi khi viết về các anh, nói về các anh… ngay từ trong suy nghĩ, chúng tôi cũng đã dành tất cả sự trân trọng và biết ơn.

Chúng tôi cố lục tìm trong trí nhớ, rồi bất chợt nhận ra, hiếm có một lực lượng nào mà bên cạnh nhiệm vụ chính của mình, thì lại tròn vai trong rất nhiều những phần việc khác đến vậy. Với mỗi người lính quân hàm xanh, nhiệm vụ thì rõ quá rồi. Ấy là, quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới; duy trì công tác đối ngoại biên phòng.

Nhưng, ở đâu đó trên mỗi bản làng heo hút, chúng ta lại bắt gặp những người thầy thuốc quân hàm xanh tận tụy chữa bệnh cứu người; những thầy giáo quân hàm xanh miệt mài trên bục giảng; những anh nuôi quân hàm xanh yêu thương đàn em nhỏ trong chương trình “con nuôi của đồn”; những anh thợ xây mang quân hàm xanh hối hả dựng nhà cho bà con dân bản; những “anh nông dân” mang quân hàm xanh tất bật trên đồng ruộng cùng cấy, cùng gặt với người dân…

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Trà Lĩnh tham gia giúp đỡ Nhân dân xóm Nà Pò, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh đổ đường bê tông xây dựng nông thôn mới - Ảnh: Lâm Anh
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Trà Lĩnh tham gia giúp đỡ Nhân dân xóm Nà Pò, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) đổ đường bê tông xây dựng NTM - Ảnh: Lâm Anh

Rồi khi bão lũ đến, thiên tai qua… chúng ta lại bắt gặp những người lính quân hàm xanh sát cánh cùng người dân khẩn trương chằng néo nhà cửa, di dời người và tài sản quý giá. Các anh có mặt từ buổi đầu, bám bản bám dân trong những ngày mưa lũ và chỉ thực sự trở lại đơn vị khi bình yên đã hiện hữu.

Giữa những ngổn ngang, đổ vỡ của đất sụt, nhà trôi… màu quân phục bết dính mồ hôi và bùn đất; màu quân phục nhuộm thấm những gian lao, vất vả của người dân miền sơn cước. Hình ảnh ấy đã vượt xa những trách nhiệm, nghĩa vụ thường ngày để lấp lánh một tình người lớn lao. Hình ảnh ấy cũng đã và đang mang đến một sắc thái mới; một cảm xúc vừa yêu thương, vừa kính trọng nhưng cũng rất đỗi bình dị, thân quen của mỗi người lính.

Sống trải trên miền biên cương bộn bề, người lính Biên phòng hiểu hơn ai hết, bao nỗi khó khăn, vất vả và cả những thiệt thòi mà đồng bào các DTTS nơi đây đang chịu đựng. 

Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình giúp đồng bào Chứt thu hoạch lúa
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình giúp đồng bào Chứt thu hoạch lúa

Đúng vậy, vùng quê ấy nhìn vào đâu cũng thấy nhọc nhằn. Những mái ấm thiếu ăn, thiếu mặc; những đứa trẻ không được đến trường; những bản làng ngủ vùi trong mây, còn nhiều tập tục… Thành ra, mọi nỗ lực, cố gắng của những người lính, cùng với các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, chính là đang từng bước hiện thực ước mơ về một cuộc sống mới, hạnh phúc, đủ đầy hơn trên mỗi bản làng.

Là lính, chúng tôi thế! Những nỗ lực, cố gắng và cả hi sinh của các anh dành cho Tổ quốc, cho Nhân dân là không nói đủ bằng lời, không diễn tả hết bằng những cảm xúc. Chúng tôi đã có bao chuyến ngược ngàn lên với các anh trong gió lộng biên thùy và cảm nhận rõ một sự tự nguyện hoàn toàn, không băn khoăn, không ngần ngại… 

Sự tự nguyện đầy trách nhiệm, đầy yêu thương, giống như cái tứ thơ bay bổng mà Tố Hữu viết năm nào: Tôi đã là con của vạn nhà/ Là em của vạn kiếp phôi pha/ Là anh của vạn đầu em nhỏ…

Biên cương có anh. Đó không chỉ là lời nhắn nhủ mà còn là sự khẳng định chắc chắn, về một vị trí, vai trò không gì có thể thay thế. Thực tế những năm qua, có các anh, nhờ vào các anh – những người lính biên phòng, mà phên dậu nước nhà thêm vững vàng, bền chặt. Bình yên biên cương đang thắm máu đào bao chiến sĩ, thấm mặn những mồ hồi trên mỗi bước tuần tra, thấm đẫm tình cảm keo sơn, gắn bó với bà con dân bản.

Biên cương có anh – giản dị mà ấm áp xiết bao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng... Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, "việc khó cũng thành dễ".
Tin nổi bật trang chủ
Làng Văn hóa du lịch các Dân tộc Việt Nam: Cầu nối gìn giữ, lan tỏa văn hóa các dân tộc

Làng Văn hóa du lịch các Dân tộc Việt Nam: Cầu nối gìn giữ, lan tỏa văn hóa các dân tộc

Sắc màu 54 - PV - 19:51, 18/04/2025
Chiều 18/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp với các địa phương huy động đồng bào các dân tộc về tổ chức hoạt động tại Làng. Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng BộVHTT&DL chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, ban ngành Trung ương, Sở VHTT&DL các tỉnh có ký kết phối hợp với Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam cùng đồng bào các dân tộc sinh sống tại Làng.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Media - BDT - 19:49, 18/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Nhà thờ xóm đạo Tha La. Soọng cô - Niềm tự hào của người Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Roóng Poọc của dân tộc Giáy

Lễ hội Roóng Poọc của dân tộc Giáy

Media - BDT - 19:40, 18/04/2025
Lễ hội Roóng Poọc hay còn gọi là Lễ hội Xuống đồng của người Giáy là dịp kết thúc một tháng Tết vui chơi, đồng thời mở đầu cho một chu kỳ sản xuất, một mùa vụ mới. Đây còn là dịp cúng Thổ địa - thần cai quản địa bàn để cầu cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khỏe mạnh,…
Vụ sản xuất thuốc giả quy mô

Vụ sản xuất thuốc giả quy mô "khủng": Thuốc chữa xương khớp chủ yếu thành phần chất "cấm" dùng trong Đông y

Pháp luật - Minh Nhật - 19:34, 18/04/2025
Liên quan tới vụ đấu tranh, triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc, kết quả phân tích, xét nghiệm mẫu thuốc giả thuộc nhóm thuốc Đông dược, phát hiện trong thành phần thuốc có lượng lớn thuốc giảm đau, không được phép sản xuất trong Đông y.
Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức

Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức

Tin tức - Văn Hoa - 19:33, 18/04/2025
Ngày 18/4, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 5, đã tiếp xúc cử tri các quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức trước kỳ họp thứ IX Quốc hội khóa XV, bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương. Danh lam cổ tự ở Bắc Giang. Làm giàu nhờ nuôi cá. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khởi nghiệp - T.Nhân - H.Trường - 19:29, 18/04/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo về việc triển khai kế hoạch công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:28, 18/04/2025
Ngày 18/4, tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc năm 2025, với chủ đề “Cùng Sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Đặc sản gỏi lá Kon Tum

Đặc sản gỏi lá Kon Tum

Ẩm thực - Đào Văn Hậu - 19:27, 18/04/2025
Trong kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam, gỏi lá Kon Tum là một món ẩm thực đặc trưng của đồng bào dân tộc… Đặt chân đến mảnh đất Kon Tum, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên mà còn được thưởng thức món ăn đặc biệt này - một nét đặc sắc không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:26, 18/04/2025
Chiều 18/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Đắk Lắk về khảo sát, đánh giá kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Hơn 1.000 học sinh, sinh viên đối mặt vòng lao lý trong vụ Mr. Pips lừa đảo 5.300 tỷ đồng

Hơn 1.000 học sinh, sinh viên đối mặt vòng lao lý trong vụ Mr. Pips lừa đảo 5.300 tỷ đồng

Xã hội - Minh Nhật - 16:05, 18/04/2025
Vụ việc gây chấn động bởi số lượng người trẻ tham gia và mức độ tinh vi của hình thức lừa đảo.