Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ sâm Ngọc Linh trước nguy cơ bị xâm hại

Minh Ngọc - Tùng Linh - 09:01, 08/10/2024

Trước tình trạng trộm cắp và làm giả sâm Ngọc Linh gia tăng, các tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đã đề ra nhiều biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng trộm cắp sâm, làm giả sâm để bảo vệ các vườn sâm, cũng như giữ gìn thương hiệu sâm Quốc bảo.

: Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm vườn sâm Ngọc Linh dưới tán rừng tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tháng 8/2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm vườn sâm Ngọc Linh dưới tán rừng tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tháng 8/2023

Sâm Ngọc Linh bị xâm hại

Sâm Ngọc Linh trên vùng núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam được xem như “Quốc bảo”, có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao. Đây được coi là loại cây làm giàu của các hộ đồng bào DTTS dưới chân núi Ngọc Linh. Vì có giá trị kinh tế cao nên kẻ gian vẫn luôn nhòm ngó, chờ sơ hở để nhổ trộm và làm sâm giả. Đây cũng là điều mà người trồng sâm luôn lo lắng, bất an.

Thời gian qua, tại vùng trồng sâm ở Quảng Nam và Kon Tum xảy ra khá nhiều vụ trộm sâm Ngọc Linh khiến người dân lo lắng. Đơn cử như trường hợp gia đình anh A Pim (sinh năm 1993, ở thôn Tân Rát, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei) phát hiện bị kẻ gian đột nhập nhổ trộm sâm. Hay trường hợp 6 hộ dân của làng Đăk Van Linh (xã Văn Xuôi, huyện Tu Mơ Rông) bị kẻ gian nhổ trộm hơn 100 cây sâm từ 3-7 năm tuổi. Vào tháng 2/2024, tại các xã Tê Xăng, Ngọk Lây, Đăk Sao, Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông có 800 cây sâm từ 4 - 10 năm tuổi bị nhổ trộm. Cùng với đó, tại xã Măng Ri, vào tháng 6/2024 kẻ gian đã nhổ gần 100 cây sâm của người làng Long Láy. Đặc biệt, cuối tháng 8/2024 vừa qua, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum cũng bị mất trộm khoảng 160 gốc sâm Ngọc Linh có độ tuổi từ 3 - 7 năm. Sang tháng 9/2024, anh A Đốc (39 tuổi, trú tại thôn Long Hy, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) cũng bị trộm nhổ 300 gốc sâm Ngọc Linh từ 3 - 7 năm tuổi.

Công an Kon Tum phát hiện, tạm giữ lô hàng củ và lá giống với Sâm Ngọc Linh. (ảnh CA Kon Tum)
Công an Kon Tum phát hiện, tạm giữ lô hàng củ và lá giống với sâm Ngọc Linh. (Ảnh CA Kon Tum)

Không chỉ xảy ra tình trạng trộm cắp sâm Ngọc Linh, thời gian vừa qua, tình trạng làm giả sâm Ngọc Linh cũng diễn ra ngay tại các địa phương trồng sâm. Cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp mang sâm chất lượng kém trộn lẫn với sâm Ngọc Linh nhằm trục lợi, hay có những doanh nghiệp lợi dụng thương hiệu sâm Ngọc Linh để bán các loại sâm chất lượng kém. Vào tháng 8/2023, Ban Tổ chức chợ Sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam đã phát hiện hơn 2kg nghi giả sâm Ngọc Linh chuẩn bị đưa vào chợ bán.

Không chỉ làm giả sâm tại chợ sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, mà trên các chợ mạng, sàn thương mại điện tử có rất nhiều sản phẩm mang thương hiệu sâm Ngọc Linh nhưng không được kiểm chứng. Có ít nhất là 5 loại sâm với 5 mức giá khác nhau. Cao nhất là 98 triệu đồng/kg và thấp nhất là 5 triệu đồng/kg nhưng không có giấy tờ kiểm định. Người mua có nguy cơ bị xâm hại quyền lợi kinh tế, người sử dụng không phát huy hiệu quả, thậm chí nguy hại đến sức khỏe nếu mua phải sâm giả. Nhưng nguy cơ mất lớn hơn đó là uy tín, thương hiệu của thủ phủ sâm Ngọc Linh bị ảnh hưởng.

Đã có rất nhiều vụ việc lực lượng Công an phát hiện, thu giữ số lượng lớn sâm Ngọc Linh và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh được xác định là giả mạo. Tháng 3/2024 vừa qua, một fanpage có tên “Trung tâm giống cây trồng tỉnh Kontum” đăng bán cây giống sâm Ngọc Linh với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá trị thực tế. Một người dân trên địa bàn TP. Kon Tum đã đặt mua 150 cây giống với giá 35.000 đồng/cây nhưng khi nhận về đều là sâm Ngọc Linh giả, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các lực lượng chức năng Công an tỉnh Kon Tum đã phối hợp bắt giữ được đối tượng lừa đảo tại tỉnh Vĩnh Phúc. Việc mua bán, giao dịch sâm Ngọc Linh với giá trị vài chục, vài trăm triệu đồng, thậm chí có lô hàng được giao dịch hàng tỷ đồng diễn ra một cách sôi động. Đây cũng chính là nguyên nhân, là cơ hội để kẻ gian gây ra liên tiếp các vụ việc liên quan đến vận chuyển, mua bán, quảng cáo sâm và các sản phẩm lá, quả... sâm Ngọc Linh giả tràn lan.

Sâm Ngọc Linh quý hiếm được chế biến, sản xuất, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu quốc gia.
Sâm Ngọc Linh quý hiếm được chế biến, sản xuất, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu quốc gia

Bảo vệ “Quốc bảo”

Thời gian qua, nhằm ngăn chặn tình trạng trộm cắp sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam và Kon Tum, các địa phương đã phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ. Nhiều địa phương trồng sâm đã tổ chức các tổ, đội, nhóm thường xuyên tuần tra, kiểm soát quanh địa bàn để phát hiện kẻ lạ mặt.

Ông Trần Ngọc Bằng, Giám đốc Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam chia sẻ, hiện nay trên địa bàn huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã quy hoạch vùng trồng sâm với diện tích trên 15.000ha; thực hiện bảo tồn được khoảng 100ha, tương đương với khoảng 2 triệu cây và phát triển vùng nguyên liệu sâm trên 1.650ha với hơn 1.500 hộ dân tham gia trồng, hình thành 93 chốt trồng và bảo vệ sâm. Thông qua hệ thống loa phát thanh, Công an huyện Nam Trà My thường xuyên tuyên truyền cho các hộ dân, công ty, doanh nghiệp về tình trạng trộm cắp sâm. Bên cạnh đó, khuyến cáo người dân và doanh nghiệp tăng cường thêm tổ, đội, nhóm canh gác, kiên cố hóa hàng rào lưới B40, hàn khung sắt, lắp đặt thêm hệ thống cảnh báo để bảo vệ sâm. Kịp thời theo dõi, giám sát các đối tượng lạ có biểu hiện bất minh về kinh tế, thời gian lưu trú để cung cấp cho cơ quan Công an điều tra, phá án.

Củ sâm Ngọc Linh có giá trị cao về dược liệu và kinh tế
Củ sâm Ngọc Linh có giá trị cao về dược liệu và kinh tế

Tại huyện Tu Mơ Rông, những người trồng và bảo vệ sâm Ngọc Linh đều được chính quyền địa phương lựa chọn rất kỹ và khắt khe, 100% là đồng bào DTTS (người Ca Dong, Xê Đăng). Tại vùng trồng sâm, cứ khoảng 5ha lại có một vọng gác, các thành viên bảo vệ sẽ thay nhau túc trực suốt 24/24 giờ trong ngày. Người lạ vào tham quan phải được sự đồng ý của các công ty trồng sâm hay chính quyền địa phương, đồng thời có bảo vệ đi kèm vừa hướng dẫn cho khách, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn tuyệt đối cho sâm Ngọc Linh. Song song với việc xây dựng hệ thống chống trộm chuyên nghiệp tại vườn sâm, các nhóm hộ trồng sâm thành lập tổ tự quản bảo vệ sâm và đã phát huy tác dụng.

Bên cạnh việc hạn chế nạn trộm cắp sâm, các địa phương cũng tăng cường nhiều biện pháp bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh trước tình trạng làm giả, làm nhái loại sâm này. Chính quyền các địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân, đặc biệt là các hộ trồng sâm quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng sâm giống và phải luôn “nói không” với những hành động tiếp tay cho các loại sâm không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.

Các hộ đồng bào DTTS ở Nam Trà My mang sản phẩm đến Hội thi sâm tại phiên chợ sâm Ngọc Linh
Các hộ đồng bào DTTS ở Nam Trà My mang sản phẩm đến Hội thi sâm tại phiên chợ sâm Ngọc Linh

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, UBND huyện Tu Mơ Rông đã có nhiều văn bản chỉ đạo các lực lượng chức năng và các xã tăng cường triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ sâm Ngọc Linh. Huyện cũng yêu cầu Công an các cấp thường xuyên bám địa bàn, nắm tất cả các trường hợp mua bán sâm Ngọc Linh trên địa bàn, chủ động phát hiện, tố giác các đối tượng đưa sâm giả vào thủ phủ sâm.

Hiện nay, để tránh tình trạng sâm Ngọc Linh giả trà trộn, các địa phương đang áp dụng việc lập hồ sơ vườn sâm với từng doanh nghiệp và người dân. Số lượng từng doanh nghiệp, từng hộ dân trồng sâm và số lượng từng cây sâm được báo cáo, lập bản đồ, đánh dấu để dễ dàng kiểm tra số cây sâm, số năm tuổi cũng như chất lượng. Cùng với đó, một số doanh nghiệp đã áp dụng giải pháp công nghệ định danh, gắn chip trên củ sâm Ngọc Linh.

Ông Nguyễn Việt Xuân, đại diện của doanh nghiệp sâm Ngọc Linh tại tỉnh Kon Tum chia sẻ, đơn vị này đã được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ và những củ sâm này đã được gắn chip. Chip này được gắn chặt lên thân củ sâm, chứa đựng thông tin về sản phẩm, bao gồm ADN, thông tin về hàm lượng sâm được kiểm định, chỉ dẫn địa lý và nguồn gốc sản phẩm, giúp người tiêu dùng dễ dàng tra cứu thông tin sản phẩm qua ứng dụng trên điện thoại, tránh mua phải hàng giả hoặc hàng nhái.

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông giới thiệu cây sâm Ngọc Linh Kon Tum.
Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông giới thiệu cây sâm Ngọc Linh Kon Tum

Nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tăng cường công tác quản lý địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp trộm cắp và làm giả sâm Ngọc Linh là những biện pháp mà chính quyền, ngành chức năng ở vùng sâm đã và đang làm. Việc Công an các địa phương liên tục khởi tố các vụ án trộm cắp sâm Ngọc Linh không những ổn định được tình hình ANTT ở địa phương, mà còn tạo được lòng tin của Nhân dân đối với lực lượng Công an, với Đảng, chính quyền, qua đó giúp người dân an tâm trong việc trồng sâm Ngọc Linh, vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Kon Tum hiện có khoảng 7.570ha sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác. Trong đó, sâm Ngọc Linh có diện tích trồng hơn 1.800ha. Tại Quảng Nam, nguồn cây giống sâm Ngọc Linh chủ yếu được cung cấp từ 2 đơn vị do Nhà nước quản lý là Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam và Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Nam Trà My, mỗi năm cung cấp khoảng 270.000 cây giống. Ngoài ra, người dân tại các chốt trồng sâm và doanh nghiệp sản xuất được từ 500 nghìn đến 1 triệu cây giống mỗi năm.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Phước Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có 22 thành phần DTTS sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Gié Triêng. Trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở địa phương đã phát huy tốt vai trò của mình về công tác tuyên truyền pháp luật xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xóa bỏ tảo hôn và tích trong công tác phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng và người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chiều 21/10, trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Đại tướng Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đại biểu Quốc hội khóa XV, giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Giang: Huyện Mèo Vạc phát huy vai trò Người có uy tín

Hà Giang: Huyện Mèo Vạc phát huy vai trò Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang luôn quan tâm xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận trong phát triển kinh tế, giảm nghèo; bài trừ hủ tục; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Song song với việc triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN ) và Hội LHPN các tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương triển khai dự án. Qua giám sát đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án.
Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Kiến Văn - 6 giờ trước
Thời gian qua, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) luôn quan tâm, hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn. Đây là những nội dung thuộc Dự án 1 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Qua đó, giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Sức khỏe - PV - 6 giờ trước
Ngày 21/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống y tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City kỳ vọng sẽ mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao và trở thành bệnh viện tốt nhất khu vực phía Tây Hà Nội.
Quy hoạch và sắp xếp dân cư theo Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ

Quy hoạch và sắp xếp dân cư theo Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ

Công tác Dân tộc - An Yên - 6 giờ trước
Thực hiện Dự án 2 "Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tại Nghệ An có 4 dự án định canh, định cư được thực hiện tại 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Hiện nay cả 4 dự án còn gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, để người dân sớm có cuộc sống ổn định, các địa phương cũng đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để sớm bàn giao mặt bằng cho người dân đến ở.
Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Ủy ban Kinh tế Nước toàn cầu vừa công bố báo cáo “Kinh tế của nước: Đánh giá chu trình thủy văn như một tài sản chung toàn cầu”, đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khủng hoảng nước ngày càng trầm trọng. Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro thiên tai mà còn tạo áp lực vô cùng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển bàn về vấn đề: Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?
Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Duy Khánh - 7 giờ trước
Ngày 21/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu năm 2024, gồm 26 đại biểu DTTS tiêu biểu của các huyện, Thành phố, sau chuyến đi tham quan và học tập của đoàn tại một số tỉnh, thành phố. Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Hà Ngọc Giáp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh...
Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Du lịch - Minh Nhật - 7 giờ trước
Ngày 21/10, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu đến Quảng Ninh trong năm 2024.
Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị và thu nhập cho đồng bào DTTS tại xã biên giới Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ. Để công tác này đạt hiệu quả tốt, chính quyền địa phương luôn chú trọng định hướng cây trồng phù hợp thực tiễn tập quán, thổ nhưỡng, các ngành chức năng tranh thủ triển khai kịp thời nguồn hỗ trợ cây giống, phân bón từ các chương trình, đề án...đến người dân, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Ngày 21/10, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước tổ chức Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở vùng DTTS và miền núi năm 2024.
Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Pháp luật - T.NHÂN-H.TRƯỜNG - 8 giờ trước
Phước Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có 22 thành phần DTTS sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Gié Triêng. Trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở địa phương đã phát huy tốt vai trò của mình về công tác tuyên truyền pháp luật xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xóa bỏ tảo hôn và tích trong công tác phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng và người dân.