Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bão số 3 đi qua, Bắc Bộ đối diện đợt mưa dữ dội trên diện rộng

H.Phúc - 15:08, 08/09/2024

Sau hơn 1 ngày càn quét đất liền nước ta, bão số 3 đã chính thức suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, một trận mưa dữ dội trên diện rộng đang là nguy cơ lớn mà các tỉnh Bắc Bộ đang phải đối mặt.


TIN THOI SU Bão số 3 đi qua, Bắc Bộ đối diện đợt mưa dữ dội trên diện rộng
Cột điện lưới ở Thái Bình bị gãy đổ trong bão số 3. Ảnh: Trần Kim

Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vào lúc 7h ngày 8/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 104,7 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49km/h), giật cấp 7, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 10 - 15km/h.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 7/9 và sáng sớm 8/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to đến rất to; khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Lượng mưa tính từ 19h ngày 7/9 đến 3h ngày 8/9 có nơi trên 150mm như: Vàng Danh (Quảng Ninh) 234.4, Quốc Oai (Hà Nội) 177.8mm, Hợp Thịnh (Hòa Bình) 275.8mm, Tô Múa (Sơn La) 229.6mm, Làng Nhì (Yên Bái) 174.6mm, Tân Minh (Phú Thọ) 163.8mm,…

Dự báo trong 24 giờ đến 48 giờ tới, phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa: Từ sáng sớm ngày 08/9 đến sáng ngày 09/9, có mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 20-50mm, có nơi trên 100mm; riêng khu vực vùng núi có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 60-120mm, cục bộ có nơi trên 250mm.

Trong khi đó, phía Tây Bắc Bộ từ sáng sớm ngày 8/9 đến sáng 9/9, có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100 - 200mm, cục bộ có nơi trên 400mm. Đến ngày 9/9 mưa lớn ở Bắc Bộ có xu hướng giảm dần.

TIN THOI SU Bão số 3 đi qua, Bắc Bộ đối diện đợt mưa dữ dội trên diện rộng 1
Thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, Bắc Giang bị nước lũ cô lập.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trong bão số 3, một số nơi đã có lượng mưa lên đến hơn 200mm. Ngày 8/9, các tỉnh khu vực phía Bắc, kể cả khu vực đồng bằng, trung du, miền núi sẽ tiếp tục có các đợt mưa lớn, có nơi mưa từ 150-250mm.

Theo ông Khiêm, với lượng mưa như vậy, cảnh báo mức độ rất nguy hiểm về lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra. Cụ thể, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và Thanh Hóa.

Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia tiếp tục nhấn mạnh đến yếu tố nguy hiểm từ hoàn lưu bão số 3 rất rộng, bao trùm cả khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

“Trong hệ thống mây rộng này có thể xuất hiện các ổ mây đối lưu gây mưa giông, lốc và gió giật xoáy, còn tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động ngoài trời”, ông Khiêm cảnh báo. Và ngay cả với khu ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, dù bão số 3 đã đi qua, vẫn cần đề phòng hiện tượng sóng cao và nước dâng, có thể ảnh hưởng mạnh đến tàu thuyền ven bờ và hoạt động nuôi trồng thủy sản".

Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế - xã hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hơn 300 đại biểu đến từ 50 quốc gia tham dự Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất tại Quảng Nam

Hơn 300 đại biểu đến từ 50 quốc gia tham dự Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất tại Quảng Nam

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 34 phút trước
Sáng 10/12, tại Tp. Hội An (Quảng Nam), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất.
Gia Lai lưu giữ hơn 4.500 bộ cồng chiêng Ba Na và Gia Rai

Gia Lai lưu giữ hơn 4.500 bộ cồng chiêng Ba Na và Gia Rai

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 10/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã thông báo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hiện tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.
Kon Tum: Hội thảo Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn

Kon Tum: Hội thảo Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 10/12, tại Làng tái định cư Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.
Sơn La tăng cường hướng dẫn Nhân dân bảo vệ sức khỏe trước thời tiết chuyển rét

Sơn La tăng cường hướng dẫn Nhân dân bảo vệ sức khỏe trước thời tiết chuyển rét

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, nền nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày và đêm cả chục độ C, ngành Y tế Sơn La đã chủ động triển khai các phương án bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân.
Tây Ninh: Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển

Tây Ninh: Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 10/12, tại Trung tâm Hội nghị nghị tỉnh, UBND tỉnh Tây Ninh long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tây Ninh lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, dân chủ, đổi mới sáng tạo, phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển”.
Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ

Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 10/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghìn năm trò diễn Xuân Phả. Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ. Tar lốq - Món ăn đặc trưng của người Pa Kô. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội LHPN Cao Bằng đa dạng hóa tuyên truyền về bình đẳng giới tại cơ sở

Hội LHPN Cao Bằng đa dạng hóa tuyên truyền về bình đẳng giới tại cơ sở

Tin tức - P.V - 5 giờ trước
Đa dạng hóa truyền thông về “xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, phòng, chống bạo lực gia đình” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Cao Bằng trong triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới (BĐG) đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực tại cơ sở.
Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với yêu cầu

Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với yêu cầu "3 nhất"

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 10/12, tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình - sân bay phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân Công an nhân dân Việt Nam.
Thăm thẳm giai điệu khèn Mông

Thăm thẳm giai điệu khèn Mông

Phóng sự - Thanh Hải - 8 giờ trước
Với bao biến cố đã trải qua, bao đổi thay của bản làng từ thuở khai sơn phá thạch… nhưng tiếng khèn của người Mông ở miền biên viễn xứ Nghệ vẫn luôn là hồn cốt của dân tộc. Âm thanh ấy không chỉ là bài ca lao động, là tâm tư, tình cảm mà còn là lịch sử tộc người, là cuộc đấu tranh sinh tồn của một dân tộc trên đỉnh núi cao.
Hành hương về đất Mũi

Hành hương về đất Mũi

Phóng sự - Tào Đạt - 8 giờ trước
“Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam. Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời”. Lời bài hát “Áo mới Cà Mau” của nhạc sĩ Thanh Sơn đã thôi thúc nhiều người, trong đó có tôi đến với vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Khởi sắc miền biên viễn

Khởi sắc miền biên viễn

Kinh tế - Khánh Thi - 9 giờ trước
Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì có 7 huyện biên giới; có 161 đơn vị hành chính cấp xã thì có 40 xã biên giới. Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) và các chính sách dân tộc, miền biên viễn Cao Bằng đã có nhiều chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực; diện mạo nông thôn, miền núi, biên giới khởi sắc, đời sống của đồng bào được nâng lên, quốc phòng - an ninh được giữ vững.