Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bác sĩ Hà Thị Sanh - Niềm tự hào của người dân bản Cò Cài

Quỳnh Trâm - 11:45, 29/06/2022

Lớn lên từ vùng núi nghèo khó Cò Cài, ước mơ từ nhỏ của Hà Thị Sanh là trở thành bác sĩ để tiêm thuốc cho bố và giúp đỡ một số người thoát khỏi đói nghèo. Với nghị lực và nỗ lực bền bỉ, Sanh đã theo học ngành y và trở thành bác sĩ đầu tiên trở về phục vụ quê hương huyện vùng biên Mường Lát (Thanh Hoá).

Bác sĩ Hà Thị Sanh khám sàng lọc để tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh Trường Tiểu học Tén Tằn, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát
Bác sĩ Hà Thị Sanh khám sàng lọc để tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh Trường Tiểu học Tén Tằn, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát

Vượt khó đi đến ước mơ

Cò Cài - một vùng đất xa xôi và nghèo khó bậc nhất của xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hoá). Có dịp đến với mảnh đất này, chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến cuộc sống khó khăn của những người dân nơi đây. Bởi đường giao thông cách trở, chưa có điện lưới, sóng điện thoại nên đồng bào sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Bên dưới những mái nhà sàn chênh vênh bên các sườn núi, là cuộc sống thiếu thốn trăm bề của bà con.

Trưởng bản Cò Cài Vi Văn Ngoan trầm ngâm thông tin: Đời sống bà con nơi đây, chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy, trồng lúa nước và khai thác lâm sản như tre, luồng, nhưng năng suất thấp và khó tiêu thụ nên bản có 118 hộ, thì có tới 78 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo.

Cũng từ khó khăn và hạn chế về điều kiện sống, nên việc tiếp cận giáo dục của học sinh cũng rất khó khăn. Các em học sinh tiểu học và mầm non được học tại bản, còn các em học sinh cấp 2 và cấp 3, phải lên trung tâm xã, lên huyện học. Cái ăn cái mặc còn thiếu thốn, nên các bậc cha mẹ không thể quan tâm đến việc học của con cái một cách chu đáo. Rất nhiều học sinh đã bỏ học sớm để phụ giúp gia đình mưu sinh, để dựng vợ gả chồng khi còn chưa đến tuổi. Trong điều kiện đầy khó khăn ấy, Hà Thị Sanh, người con của bản đã vượt qua khó khăn, để trở thành bác sĩ đầu tiên của bản. 

“Bác sĩ Sanh là niềm tự hào của bà con bản Cò Cài, là tấm gương cho nhiều em học sinh và các gia đình noi theo về ý chí, sự nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, trở thành những người có ích cho bản làng, cho quê hương”, Trưởng bản Vi Văn Ngoan thay đổi tâm trạng, phấn khởi khi nhắc tới bác sĩ Hà Thị Sanh, người con của bản hiện đang công tác tại Trung tâm y tế huyện Mường Lát.

Bác sĩ Hà Thị Sanh đang công tác tại Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm - Y tế công cộng và dinh dưỡng, Trung tâm Y tế huyện Mường Lát
Bác sĩ Hà Thị Sanh đang công tác tại Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm - Y tế công cộng và dinh dưỡng, Trung tâm Y tế huyện Mường Lát

Chọn nghề vì đồng bào

Gặp bác sĩ Hà Thị Sanh ở trung tâm y tế huyện Mường Lát, có thể vì được tiếp cận với môi trường học tập và xã hội bên ngoài, nên Sanh khá tự tin, cởi mở khi trò chuyện về hành trình đi đến ước mơ của mình.

Như bao đứa trẻ nghèo khác ở Cò Cài, Sanh thường xuyên ăn không đủ no, áo không đủ ấm. Những ngày mùa đông rét buốt, những đứa trẻ chân trần đến lớp, manh áo rách phong phanh trong gió,, là những ký ức cô không thể nào quên. Mỗi lần chuyển cấp, bạn bè cùng trang lứa lại lần lượt rơi rớt khỏi lớp học, riêng cô nữ sinh người Thái này vẫn  quyết tâm với con đường học chữ, mặc dù con đường từ bản đến trường không hề dễ dàng. 

Lên cấp 2, thấy con gái ham học, cha mẹ Sanh đành đưa cô con gái ham học ra trường huyện theo học, rồi học tiếp lên cấp 3. Cứ như vậy, cô nữ sinh người Thái đã bước tiếp vào cổng trường đại học theo hệ cử tuyển

Năm 2016, Hà Thị Sanh tốt nghiệp Đại học Y Thái Bình chuyên ngành Đa khoa, trở về quê hương công tác tại khoa An toàn vệ sinh thực phẩm - Y tế công cộng và Dinh dưỡng, là thế hệ bác sĩ đầu tiên của Trung tâm y tế huyện Mường Lát.

Nói về lý do chọn nghề y, Sanh tâm sự, gia đình có 4 anh chị em, chỉ duy nhất mình Sanh theo học cái chữ. Ngay từ nhỏ đi học, cô đã thấy bố ốm rất lâu, bệnh tim ngày càng nặng nhưng đường sá lại khó khăn, muốn đi bệnh viện cũng khó, hơn nữa nghèo đói nên không đủ kinh phí chữa bệnh cho bố. Trong bản, cũng nhiều gia đình cùng cảnh ngộ khó khăn, ốm đau bệnh tật không có điều kiện đi bệnh viện. Thậm chí, phụ nữ hầu như sinh con tại nhà, có nhiều trường hợp cả mẹ và con đều tử vong.“Lúc ấy mình chỉ có một ước mơ là trở thành bác sĩ để biết tiêm thuốc cho bố và giúp được bà con mỗi khi đau ốm”, Sanh nói.

 Nữ bác sĩ người Thái còn bộc bạch, ước mơ của cô đã thành hiện thực, nhưng điều cô luôn day dứt, là chưa kịp tiêm thuốc cho bố, thì ông đã mất do bệnh trở nặng.  

Tận tâm với công việc

Làm việc tại Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm - Y tế công cộng và Dinh dưỡng, bác sĩ Hà Thị Sanh, vừa thực hiện công tác chuyên môn tại khoa, đồng thời là bác sĩ chỉ đạo tuyến tại xã Mường Chanh.

Bác sĩ Hà Thị Sanh cho các em học sinh mầm non uống vitamin theo định kỳ
Bác sĩ Hà Thị Sanh cho các em học sinh mầm non uống vitamin theo định kỳ

Đặc biệt, thời điểm dịch bệnh Covid-19 căng thẳng trên địa bàn huyện Mường Lát, tất cả cán bộ y tế ở cơ quan đều đi cơ sở; lúc đó Sanh vừa sinh con đầu lòng, chưa hết thời gian nghỉ thai sản nhưng cô đã đề xuất với lãnh đạo Trung tâm được đi làm, tham gia công tác trực ở cơ quan. Công việc tuy bận rộn nhưng cô luôn tận tâm, nỗ lực để hoàn thành mọi công việc. 

Khi dịch bùng phát ở Mường Lát, gác lại công việc gia đình, cậu con trai một tuổi nhờ người thân chăm sóc, cô dành hết thời gian tham gia chống dịch, chỉ đạo tuyến; tích cực tham gia công tác tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 ở các bản, xã trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Hồ Văn Trọng, Giám đốc trung tâm y tế huyện Mường Lát cho biết, gắn bó với Trung tâm Y tế huyện từ năm 2017 đến nay, bác sĩ Sanh rất năng nổ nhiệt tình, chịu thương, chịu khó, ham học hỏi và cũng không ngại khó ngại khổ. Bác sĩ được đồng nghiệp, người dân trong vùng rất tín nhiệm, tin tưởng lắng nghe chỉ dẫn trong chuyên môn, chăm sóc sức khỏe..., nhờ đó, bác sĩ luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần hiệu quả vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc màu 54 - Hoàng Trung - Minh Ngọc - 19:29, 01/04/2025
Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 19:25, 01/04/2025
Quảng Ninh hiện có hơn 40.000 tín đồ công giáo, 16 giáo xứ, 38 giáo họ. Thực hiện phương châm “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo luôn phát huy tốt vai trò trong hầu hết các phong trào tại địa phương nơi cư trú. Nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay được các giáo xứ, họ đạo đề ra, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, nhiệm vụ của địa phương, phù hợp với tâm tư, tình cảm, nếp sống đạo của người công giáo.
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 19:21, 01/04/2025
Nhân dịp kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025, ngày 1/4, Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban làm Trưởng đoàn đến thăm chúc mừng Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh và Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận. Cùng đi có bà Trần Thị Minh Thu, Trưởng Phòng Tín ngưỡng và Tôn giáo khác; bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận.