Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Áp thấp nhiệt đới áp sát đất liền, nhiều vùng bị ảnh hưởng

T.Hợp - 16:05, 25/09/2023

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang áp sát đất liền các tỉnh Đà Nẵng – Quảng Ngãi, dự báo di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, vùng ảnh hưởng mở rộng lên các tỉnh Bắc Trung Bộ, mưa lớn kéo dài nhiều ngày gây ảnh hưởng đến nhiều địa phương.

Áp thấp nhiệt đới khiến hơn 30 ngôi nhà của người dân ở Thừa Thiên - Huế tốc mái. Ảnh VTC
Áp thấp nhiệt đới khiến hơn 30 ngôi nhà của người dân ở Thừa Thiên - Huế tốc mái. Ảnh VTC

Tại Thừa Thiên - Huế: Thành phố Huế, dông lốc đã làm tốc mái 46 ngôi nhà, khiến 6 người dân bị thương. Lực lượng Bộ đội Biên phòng địa bàn đã cử trên 20 chiến sỹ, phối hợp với chính quyền địa phương nhanh chóng hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại lợp lại, gia cố mái nhà chắc chắn hơn. Các địa phương khác đang khẩn trương thống kê thiệt hại và cử lực lượng xuống địa bàn hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang tiến vào đất liền, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, chiều tối 25/9, địa bàn tỉnh sẽ tổ chức bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn tại 5 điểm gồm: Đồn Biên phòng Phong Hải, Trạm Kiểm soát Biên phòng Thuận An, Hải đội 2, Đồn Biên phòng Vinh Hiền; Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây.

Tính đến sáng 25/9, tỉnh Thừa Thiên - Huế còn 25 phương tiện với trên 200 lao động (trong đó hoạt động xa bờ gồm 19 phương tiện với hơn 180 lao động) đang đang đánh bắt ở khu vực biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, cách bờ khoảng 40 - 65 hải lý; còn các phương tiện tàu thuyền khác đã vào nơi trú tránh. Khu vực cảng có 29 phương tiện tàu hàng, với 159 thuyền viên, đang neo đậu, đảm bảo an toàn.

Trước ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông cần cảnh giác với nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới, chính quyền Đà Nẵng đã có công điện khẩn yêu cầu các lực lượng, địa phương, sở ngành chủ động và sẵn sàng các phương án để ứng phó với mưa, bão, sạt lở, lũ...có thể xảy ra do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.
Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới, chính quyền Đà Nẵng đã có công điện khẩn yêu cầu các lực lượng, địa phương, sở ngành chủ động và sẵn sàng các phương án để ứng phó với mưa, bão, sạt lở, lũ...có thể xảy ra do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Đà Nẵng: UBND thành phố đã triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, ngập úng trên địa bàn.

Từ 4 giờ đến 7 giờ ngày 25/9, lượng mưa tại thành phố Đà Nẵng phổ biến từ 30 đến 60 mm, một số nơi lên đến hơn 80 mm. Dự báo trong sáng 25/9, tại các quận, huyện,mưa to đến rất to tiếp tục duy trì, lượng mưa phổ biến từ 50 đến 100 mm, có nơi trên 120 mm. Mưa cường với độ lớn tập trung trong thời gian ngắn có khả năng gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp và các khu đô thị, làm cản trở giao thông và thiệt hại tài sản; nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi.

Theo báo cáo nhanh lúc 5 giờ 25/9 của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng, tổng số phương tiện tàu thuyền đang neo đậu tại các bến là 848 tàu (trong đó có 597 tàu của Đà Nẵng và 251 tàu ngoại tỉnh). Tàu thuyền đang hoạt động trên biển là 107 phương tiện, với 1.140 lao động. Có 1 tàu ĐNA 90709 nằm trong đường di chueyẻn của áp thấp, đang di chuyển về Quảng Ngãi để đảm bảo an toàn.

Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng đang chỉ đạo các đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để thông báo, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền đang hoạt động trên biển không đi vào khu vực nguy hiểm. Ngoài ra, các lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra.  

Để chủ động ứng phó với thiên tai, đêm 24/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng đã ban hành Công điện số 05/CĐ-PCTT. Công điện đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng thông báo kịp thời cho các chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh; kêu gọi tàu thuyền khẩn trương vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn...

Tàu cá của ngư dân vào nơi neo đậu. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Tàu cá của ngư dân vào nơi neo đậu. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Quảng Ngãi: Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn BĐBP tỉnh Quảng Ngãi, tính đến sáng 25/9, Quảng Ngãi có 8 tàu với 56 ngư dân đang nằm trong khu vực nguy hiểm. Hiện lực lượng chức năng đã liên lạc được với các tàu này và yêu cầu các thuyền trưởng di chuyển tàu ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Trước đó, Trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ (BĐBP Quảng Ngãi) cho biết, đơn vị đã triển khai các tổ chốt trực ở các địa điểm xung yếu để sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết. Đồng thời, thực hiện lệnh cấm biển khi có gió giật từ cấp 6 nên đơn vị kiên quyết không cho bất kỳ tàu cá nào xuất bến trong thời điểm này để đảm bảo an toàn cho phương tiện cũng như con người.

Bên cạnh đó, đơn vị đã bố trí lực lượng túc trực 24/24 và thông báo về vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ cho phương tiện trên biển để chủ động phòng tránh. Đồng thời, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Chiều 25/9 có hàng trăm lượt tàu thuyền của ngư dân Quảng Ngãi vào bờ để neo trú. Lực lượng chức năng tại đây cũng đã hướng dẫn neo tàu vào điểm an toàn, thu dọn và sắp xếp các vật dụng trên tàu để tránh bị hư hại nếu có mưa, gió lớn.

Do số lượng tàu cá trở về rất nhiều, trong đó có nhiều tàu cá của các tỉnh khác, nên Trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ đã phối hợp với Ban quản lý cảng cá Tịnh Kỳ, Khu neo trú Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi) để triển khai lực lượng hướng dẫn ngư dân di chuyển tàu thuyền, neo đậu, kéo thuyền vào các điểm tập kết an toàn.

Đồng thời, chủ động rà soát, nắm thông tin liên lạc với các tàu cá của ngư dân còn hoạt động trong vùng ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới để yêu cầu các tàu này nhanh chóng tìm nơi tránh trú.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vào 15 giờ ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 98 km về phía Đông Đông Nam, cách Quảng Ngãi 74 km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất gần tâm áp thấp cấp 6 - 7 (39 - 49 km/h), giật cấp 8.

Dự báo thời tiết các khu vực đêm 25/9 và ngày 26/9: Phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng. Gió nhẹ, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ C, cao nhất từ 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.

(Tổng hợp) Áp thấp nhiệt đới áp sát đất liền, nhiều vùng bị ảnh hưởng 3

Phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng gián đoạn; riêng khu vực ven biển và đồng bằng đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Gió Đông đến Đông Bắc cấp 2-3, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, vùng núi có nơi dưới 24 độ C; cao nhất từ 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.

Hiện khu vực nội thành Hà Nội đang có mưa vừa, mưa to đến rất to. Cảnh báo, trong 2 giờ tới, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 10-30mm, có nơi xấp xỉ 50mm. Đợt mưa này có khả năng sẽ gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu phổ biến từ 15-30cm.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, có mưa to đến rất to và rải rác có dông. Phía Bắc gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3; phía Nam gió mạnh cấp 3-4, giật cấp 6-7, riêng vùng ven biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C; cao nhất 28-31 độ C, có nơi trên 34 độ C.

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông; riêng phía Bắc có mưa to đến rất to. Phía Bắc gió mạnh cấp 3-4, giật cấp 6-7, riêng vùng ven biển từ Đà Nẵng đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; phía Nam gió Tây đến Tây Nam cấp 3, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 22-25 độ C; cao nhất 29-32 độ C.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió Tây Nam cấp 2-3, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 20 - 23 độ C; cao nhất từ 30 - 33 độ C, có nơi trên 33 độ C.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Văn hóa được xác định là sức mạnh nội sinh trong phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển văn hóa, trong đó có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, vừa qua, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các em học sinh.
An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 4 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.