Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ấm lòng sĩ tử vùng cao

Ngọc Thu - 03:55, 29/06/2023

Những thí sinh nhà cách xa điểm thi có hoàn cảnh khó khăn, là người DTTS đều được nhà trường, chương trình “Tư vấn - Tiếp sức mùa thi” hỗ trợ chỗ ở, suất ăn, nước uống… miễn phí, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Tình nguyện viên tiếp sức cho các sĩ tử hoàn thành tốt các bài thi của mình
Tình nguyện viên tiếp sức cho các sĩ tử hoàn thành tốt các kỳ thi của mình

Vượt hơn 60km từ xã Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) về điểm thi trường THCS - THPT Liên Việt Kon Tum (TP. Kon Tum), em Y Đào (dân tộc Xơ Đăng, lớp 12C, trường THPT Chu Văn An) cảm thấy vui và hạnh phúc vì được bố trí chỗ ở miễn phí.

Mấy ngày trước khi thi, do phụ giúp cha mẹ làm nương rẫy nên thời gian ôn tập của Y Đào bị hạn chế. Do đó, khi xuống điểm thi, có không gian yên tĩnh, em cố gắng hệ thống kiến thức lần cuối để hoàn thành bài thi khối Khoa học xã hội một cách tốt nhất. Y Đào kể: “Ngay từ sáng ngày 27/6, gia đình đã chở em xuống điểm thi để nhận phòng, nghỉ ngơi để chiều làm thủ tục dự thi. Vì lo lắng chỗ ở không có chăn, màn nên em mang theo để sử dụng. Tuy nhiên nhà trường đã chuẩn bị chu đáo, đầy đủ mọi đồ dùng làm em rất bất ngờ. Em cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện, hỗ trợ để chúng em thuận lợi tham gia kỳ thi. Ở đây chúng em rất thoải mái và yên tâm hoàn thành tốt kỳ thi của mình”.

Các thí sinh ở xa được Nhà trường bố trí nơi ăn, chốn ở chu đáo, miễn phí
Các thí sinh ở xa được Nhà trường bố trí nơi ăn, chốn ở chu đáo, miễn phí

Thầy Dương Công Minh, Phó hiệu trưởng Trường THCS - THPT Liên Việt Kon Tum thông tin: Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, tại điểm thi của trường có 679 thí sinh. Trong đó có 224 em đến từ các huyện vùng sâu, vùng xa cách trường từ 20 - 60km. Khoảng cách từ nhà thí sinh đến điểm thi khá xa nên nhà trường đã dọn dẹp, bố trí chỗ ở miễn phí để các em ở lại trong 3 ngày diễn ra kỳ thi. Bên cạnh đó, nhà trường cũng hỗ trợ một phần kinh phí ăn uống cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người DTTS. Đồng thời, nhà trường luôn có 2 nhân viên y tế, thuốc đau bụng, sốt… để hỗ trợ thí sinh trong trường hợp cần thiết”.

Tại huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai), trước ngày thi, các tình nguyện viên của Đoàn thị trấn Chư Ty đã tập trung mua sẵn nguyên liệu để nấu cơm phát miễn phí 80 suất/buổi cho các thí sinh. Đồng thời, sắp xếp 30 chỗ ở miễn phí tại chùa Từ Quang.

Thí sinh Hoàng Thị Mỹ Hạnh (huyện Đức Cơ) chia sẻ: “Nhà ở xa nên em tranh thủ lên sớm kiếm chỗ ăn ngủ. Thật may mắn khi em được các anh chị đoàn viên hướng dẫn, hỗ trợ em đến chỗ ăn, ngủ miễn phí. Nơi ở cũng thật yên tĩnh, chúng em yên tâm ôn tập tốt các bài thi. Em rất cảm ơn các anh chị”.

Ngoài ra, tại các điểm thi, nước uống, sữa… luôn được đặt sẵn trên bàn trước cổng trường để các thí sinh có thể sử dụng. Đặc biệt, các anh chị đoàn viên luôn túc trực đón, chờ thí sinh đi thi và sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn khi các thí sinh khi cần.

Các tình nguyện viên chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn, phát những suất cơm miễn phí cho sĩ tử
Các tình nguyện viên chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn, phát những suất cơm miễn phí cho sĩ tử

Ngay trong sáng 27/6, tại tỉnh Gia Lai, đồng loạt 17 huyện, thị, thành đoàn đã tổ chức ra quân các đội hình tình nguyện “Tư vấn - Tiếp sức mùa thi” năm 2023 với sự tham gia của hơn 800 tình nguyện viên là đoàn viên, thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh. Các đơn vị đã triển khai các hoạt động tình nguyện tại hơn 83 chốt đèn giao thông, hỗ trợ 197 lượt xe ôm miễn phí hỗ trợ đưa đón các thí sinh, 75 hộp cơm và 1.582 chai nước uống, 220 dụng cụ học tập, 231 hộp khẩu trang y tế được phát miễn phí….và các dụng cụ hỗ trợ tiện lợi khác. Bên cạnh đó các đội tình nguyện viện cũng đã giới thiệu nhiều điểm ăn, uống giá rẻ, các khu trọ giá rẻ cho các thí sinh ở xa….Hỗ trợ đưa đón các thí sinh nào có nhu cầu, khích lệ động viên tinh thần, tuân thủ các quy chế phòng thi cho các bạn thí sinh, giải đáp những thắc mắc của phụ huynh và thí sinh trong quá trình làm thủ tục dự thi.

Anh Đỗ Duy Nam - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình “Tư vấn - Tiếp sức mùa thi” năm 2023 nhấn mạnh: Chương trình “Tư vấn - Tiếp sức mùa thi” được triển khai trên toàn tỉnh, các tình nguyện viên phát huy cao nhất tinh thần xung kích tình nguyện, tích cực tham gia công tác hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các thí sinh và người nhà. Qua đó, góp phần giảm bớt căng thẳng, lo lắng, động viên tinh thần, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin để các thí sinh thực hiện tốt nhất bài thi của mình.





Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Kinh tế - Thu Thảo - 4 giờ trước
“Biến đất cằn thành quả ngọt” – không chỉ là một quá trình khai thác thế mạnh phát triển trong nông nghiệp, mà còn là câu chuyện về tinh thần cần cù lao động bền bỉ, sáng tạo của người nông dân ở nhiều vùng đất đồi núi xứ Thanh...
Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Sắc màu 54 - Nguyễn Vũ Điền - 5 giờ trước
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững.
Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 5 giờ trước
Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Krang Tơr ở buôn Tlông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chế tác hàng trăm nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa. Ông cũng dành tâm huyết tìm kiếm người kế tục để tiếng đàn, tiếng chiêng không bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại.
Nồng nàn mỳ Quảng

Nồng nàn mỳ Quảng

Ẩm thực - Tiêu Dao - 5 giờ trước
Từ loại bánh tráng trên nồi nước nóng rồi được cắt sợi, từ những thức món không tên, người xứ Quảng đã gọi món ăn của mình là “mỳ Quảng”. Cái tên tưởng như đơn giản ấy lại ẩn chứa cả một tầng sâu văn hóa, lịch sử, bí quyết ẩm thực và tâm thức xứ Quảng.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Sắc màu 54 - PV - 5 giờ trước
Đối với phụ nữ dân tộc Mông, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm trong di sản - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trong dòng chảy văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Ninh, các nghệ nhân dân gian chính là những “ngọn lửa sống” lặng thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị truyền thống. Họ không chỉ là người nắm giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, mà còn là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, góp phần định hình bản sắc cộng đồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 5 giờ trước
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.