Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Chỉ sau một thời gian ngắn, Người đã có những quyết định sáng suốt, kịp thời chỉ đạo cách mạng Việt Nam: Xây dựng căn cứ địa cách mạng, thành lập Mặt trận Việt Minh, xây dựng và phát triển Khu giải phóng, thành lập lực lượng vũ trang chính quy đầu tiên... Những điểm nhấn này đã tạo nên bước phát triển quan trọng đối với phong trào cách mạng Việt Nam, tiến tới Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 giành thắng lợi trọn vẹn.
Tin tức -
Nguyệt Anh -
18:14, 17/06/2022 Triển lãm trưng bày hành trình báo chí của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925, một số bài viết đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trên báo L’Humanité; 29 trên 38 số báo Le Paria đã xuất bản sưu tầm từ Pháp.
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911/5-6-2021), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn sách ảnh “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Hành trình cứu nước” bằng 4 thứ tiếng Việt, Anh, Nga, Trung Quốc. Cuốn sách dày 252 trang, khổ 24x21cm, do tác giả Đỗ Hoàng Linh chủ biên
Ðầu tháng 2/1922, Nguyễn Ái Quốc và những người cách mạng Algeria, Tunisia, Maroc, Madagascar ở Paris họp bàn và cùng nhau lập ra Hội hợp tác người cùng khổ, đóng cổ phần để ra một ấn phẩm báo chí thật sự của các thuộc địa bằng tiếng Pháp. Như Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh khẳng định: Ðây chính là “một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức”.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm báo Le Paria (Người cùng khổ) xuất bản số đầu tiên, hướng tới kỷ niệm 72 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, chào mừng Hội báo toàn quốc năm 2022, ngày 4/1, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức tọa đàm và trưng bày chuyên đề “100 năm báo Le Paria".
Học tập lãnh tụ cách mạng thiên tài của giai cấp vô sản V.I. Lenin với việc sử dụng báo chí như một vũ khí mạnh mẽ, sắc bén trong đấu tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp cứu dân, cứu nước của mình bằng hoạt động báo chí và báo Le Paria ( Người cùng khổ) mà Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập đã ghi lại dấu ấn lịch sử này.
Sự kiện Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước lãnh đạo cách mạng sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài cho thấy tầm nhìn chiến lược của vị lãnh tụ thiên tài, tạo bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam.