Xã Nậm Ban (Mèo Vạc) là địa bàn sinh sống của 7 dân tộc gồm: Giáy, Mông, Tày, Cao Lan, Kinh, Dao và Pà Thẻn. Trong đó dân tộc Giáy chiếm 72%, sống tập trung thành làng nên vẫn bảo lưu được nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có Lễ Cầu an.
Media -
BDT -
08:01, 23/04/2024 Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Lễ Panh Kom San Srok (Lễ cầu an) của đồng bào dân tộc Khmer, được diễn ra vào những ngày sau Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tức vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 Âm lịch. Tuy không phải là ngày lễ lớn, nhưng Lễ cầu an đã thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống lâu đời tại vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.
Lễ cầu an (Pang A) của người La Ha ở các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, tỉnh Sơn La được tổ chức vào tháng 3 dương lịch hằng năm để tỏ lòng cảm tạ, tri ân thần linh, các thầy lang có công bảo vệ dân bản; cầu cho mùa màng tươi tốt, cầu sức khỏe, may mắn cho dân làng.
Với tinh thần "Tết cả năm không bằng Rằm tháng Giêng," đông đảo bà con đã kiều bào có mặt tại khuôn viên chùa ngay từ sáng sớm để tham dự lễ cầu an do Thượng tọa Thích Tâm Huy chủ trì.