Nhiều lễ hội dân gian truyền thống được phục hồi, nhiều loại hình dân ca, dân vũ, biểu diễn nhạc cụ dân tộc được phổ biến… tất cả đã đem lại những sắc màu văn hóa đa dạng trong cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Sau những giờ phút lao động sản xuất vất vả, đồng bào lại được hòa mình vào bầu không khí lễ hội, vào những đêm sinh hoạt văn nghệ ở buôn làng...
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu không còn hộ nghèo vào cuối năm 2025. Đây là mục tiêu khá cao, bởi toàn tỉnh còn 20 xã khu vực III, 66 thôn đặc biệt khó khăn; tỉnh còn 2 huyện nghèo 30a. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của tỉnh trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
Xã hội -
Thanh Hoài -
18:52, 12/12/2022 Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh đã tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2022. 300 em học sinh là người DTTS đang học tập tại trường và các thầy, cô giáo đã tham gia Hội thi này.
Xã hội -
Hoàng Thanh -
17:47, 12/12/2022 Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu có 5 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Toàn tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2025, có 75 xã NTM, trong đó có 37 xã NTM nâng cao, 10 xã NTM kiểu mẫu và không có xã dưới 15 tiêu chí. Đây là mục tiêu khá cao, nhất là đối với đòi hỏi sự quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân.
Du lịch -
Lê Phương -
12:27, 11/12/2022 Đoàn Fam tour gồm 12 doanh nghiệp du lịch và cơ quan truyền thông Hàn Quốc do ông Lý Xương Căn - Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc làm Trưởng đoàn đã đến Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) trải nghiệm, khảo sát các điểm đến, sản phẩm du lịch.
Giáo dục -
Thanh Phong -
21:12, 07/12/2022 Thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh (HS) tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”, chất lượng giáo dục ở các địa phương miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa đã được nâng lên rõ rệt.
Sáng 2/12/2022, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII đã tổ chức họp chuyên đề thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết thống nhất chủ trương thực hiện và cam kết phân bổ nguồn vốn ngân sách địa phương tham gia thực hiện dự án Đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng.
Sáng 29/11, tại Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa phối hợp cùng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật dành cho tuyên truyền viên pháp luật. Ông Phan Hồng Nguyên - Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) chủ trì Hội nghị.
Ngày 28/11, tại Khánh Hòa, Bộ Tư Pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn áp dụng pháp luật tiếp cận thông tin ở cấp cơ sở trên địa bàn.
Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2045 trở thành thành phố đáng sống, là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng – an ninh. Vậy, Khánh Hòa đã, đang và sẽ có những giải pháp nào để hiện thực hóa khát vọng của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân của tỉnh? Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Khánh Hòa để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
Trong không gian phát triển chung, tỉnh Khánh Hòa xác định địa bàn miền núi, vùng đồng bào DTTS có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh. Thực hiện chủ trương đổi mới tư duy theo hướng tự lực tự cường, biến khó khăn thách thức thành cơ hội, tỉnh đã xây dựng cơ chế, chính sách, ưu tiên phát triển bền vững địa bàn này.
Thời gian qua, bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết, Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở tỉnh Khánh Hòa luôn gương mẫu đi đầu, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành chủ trương, đường lối quả Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời là ‘cầu nối” chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của bà con đến với cấp ủy, chính quyền địa phương. Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của tỉnh.
Trong những năm qua, từ các phong trào thi đua yêu nước, đã có nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) ở các thôn, bản vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống… tại địa phương.
Ngày 15/11, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII đã tổ chức Kỳ họp thứ 7. Tại Kỳ họp, các đại biểu tham dự đã thảo luận kỹ và thống nhất thông qua Nghị quyết về việc, cho phép các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa sử dụng ngân sách của các địa phương và nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ hai huyện miền núi: Khánh Vĩnh, Khánh Sơn thực hiện mục tiêu tại Nghị quyết số 55 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.
Phóng sự -
Hải Phong -
10:08, 15/11/2022 Xuất phát điểm là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, nhưng nhờ sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, của tỉnh Khánh Hòa , chính quyền các cấp và sự nỗ lực vươn lên của người dân, huyện Khánh Sơn đang đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ ra khỏi danh sách huyện nghèo. Địa phương cũng xác định “chìa khóa” để xóa nghèo chính là tập trung phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Chiều 14/11, ông Trần Mạnh Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Khu dân cư thôn Hòn Dung (xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa). Cùng dự có ông Cao Ngọc Tâm - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa.
Qua 2 năm triển khai Nghị định 105/2020 của Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho trẻ mầm non.
Xã hội -
PV -
04:31, 10/11/2022 Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu về nguồn vốn giải quyết việc làm tại tỉnh Khánh Hòa ngày càng lớn, nhất là đối với các hộ sản xuất ở lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, kinh doanh quy mô nhỏ.
Khánh Sơn, Khánh Vĩnh là hai huyện nghèo của tỉnh Khánh Hòa. Thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung nguồn lực thực hiện nhóm chính sách đầu tư phát triền bền vững hai địa phương này, tạo “bước đệm” để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG) trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết số 55 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, UBND tỉnh đã đề xuất cơ chế mới, cho phép các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sử dụng ngân sách của địa phương và nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ hai huyện miền núi Khánh Vĩnh, Khánh Sơn phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu thoát nghèo vào năm 2025.