Trong kho tàng văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng cao, hát dân ca giao duyên luôn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá tinh thần đặc sắc. Trong vô vàn các làn điệu dân ca làm say đắm lòng người phải kể đến hà lều - một hình thức hát giao duyên mang đậm bản sắc của người Tày - Nùng.
Bắt nguồn từ cuộc sống lao động, cùng với sự đẽo gọt, chỉnh sửa, bổ sung của nhiều thế hệ, khắp coọi ngày càng được hoàn thiện với bố cục chặt chẽ, câu từ tinh tế, vần điệu chắt lọc. Khắp coọi trở thành một loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao của đồng bào dân tộc Tày ở xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Hát giao duyên là tục hát ứng đối giữa nam và nữ của dân tộc Dao quần chẹt ở thôn Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc). Để hiểu rõ hơn về làn điệu này, chúng tôi đã tìm đến nhà nghệ nhân Phùng Thế Vị nghe ông chia sẻ về những cái hay, cái đẹp của hát giao duyên.
Người Dao Thanh Y xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã sinh sống ở vùng đất dưới chân núi Yên Tử hằng trăm năm qua. Bên cạnh những nét văn hóa rất phong phú và đặc sắc như: Lễ cấp sắc, lễ mừng cơm mới, lễ mừng tân gia…, người Dao Thanh Y nơi đây còn bảo lưu nhiều nét đẹp văn hóa, trong đó có lối hát đối đáp đầy tình tứ.