Sắc màu 54 -
Chí Tín - Vũ Mừng -
01:05, 27/02/2024 Với mục đích bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn, Lễ hội Gầu Tào với chủ đề: “Sắc xuân biên giới” đã diễn ra tại xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vào trung tuần tháng 2 vừa qua. Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân trong và ngoài xã.
Gầu Tào, trong tiếng Mông có nghĩa là hội chơi đồi hay hội chơi núi mùa xuân. Mục đích của Lễ hội Gầu Tào là để cúng thần núi, thần rừng, cảm ơn thần thánh, trời đất che chở, phù hộ cho con người. Đồng thời, biểu đạt khát vọng ấm no hạnh phúc và cầu nguyện cho năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, thể hiện tấm lòng của con cháu nhớ về cội nguồn. Đồng thời đây cũng là dịp để đồng bào Mông gặp gỡ, giao lưu và vui chơi sau những ngày lao động vất vả.
Photo -
Thùy Anh -
10:40, 01/02/2023 Ngày 31/1/2023 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng Xuân Quý Mão), trong không khí tưng bừng mừng Đảng, mừng Xuân và chào mừng Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) tổ chức phục dựng Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông.
Media -
PV -
12:45, 06/05/2024 Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông và được cộng đồng dân tộc Mông thuộc các xã: Dào San, Mù San, Lản Nhì Thàng, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Sin Suối Suối… của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu gìn giữ từ xưa đến nay.
Media -
Trọng Bảo -
16:25, 23/02/2024 Trong những ngày đầu Xuân năm mới, khi đến với tỉnh vùng cao Lào Cai, du khách sẽ có cơ hội được hòa mình trong không khí lễ hội Gầu Tào. Đây là lễ hội lớn nhất gắn với đời sống tâm linh của cộng đồng người Mông. Lễ hội thể hiện sự biết ơn các vị thần linh đã ban phước, ban lộc và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, vạn vật tốt tươi.