Thôn Bản Lục, xã Đà Vị (Nà Hang) có 60 hộ dân là đồng bào dân tộc Dao sinh sống, chiếm 40% dân số trong thôn. Cùng với sự phát triển kinh tế, những người phụ nữ nơi đây luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Từng đường kim, mũi chỉ, nét hoa văn, họa tiết trên thổ cẩm người Dao đỏ đang được những người phụ nữ trong thôn hàng ngày gìn giữ.
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang trải rộng trên 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ với nhiều đặc trưng riêng như thiên nhiên, văn hóa, có giá trị rất lớn đối với ngành Du lịch Hà Giang. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế-xã hội, nhiều giá trị văn hóa đậm đà bản sắc riêng của Cao nguyên đá có nguy cơ bị mai một, đặc biệt là kiến trúc truyền thống.
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS; coi đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần gắn kết cộng đồng và phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người dân từ du lịch. Do vậy, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực để Bắc Kạn hiện thực hóa điều này.
Núi Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn là nơi sở hữu nguồn dược liệu quý và nhiều bài thuốc hay, giá trị, được đồng bào dân tộc Dao nơi đây lưu giữ. Tuy nhiên, nguồn dược liệu này đang dần cạn kiệt, do đó, bên cạnh việc khai thác hợp lý, người Dao xã Mẫu Sơn còn chủ động trồng và chăm sóc cây thuốc để bảo tồn, gìn giữ “kho báu” dược liệu này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nguyện sẽ làm hết sức mình cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào mãi mãi bảo vệ, giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào.
Mặc dù chịu nhiều tác động không nhỏ từ quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trên cùng địa bàn sinh sống nhưng bao thế hệ người Hrê sinh ra và lớn lên ở Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn luôn ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.
Thôn Na Lo, xã Tà Chải - nơi có đông đồng bào dân tộc Tày sinh sống, là thôn điểm trong chiến lược phát triển du lịch của huyện Bắc Hà (Lào Cai). Với mục tiêu biến di sản thành tài sản, ngành Văn hóa địa phương đã có nhiều chương trình hỗ trợ để đồng bào Tày nơi đây giữ gìn bản sắc văn hóa, giới thiệu đến du khách thập phương. Trong đó, những món ăn truyền thống của đồng bào Tày là một trong những mục tiêu trong chương trình bảo tồn.
TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung người Hoa đông nhất cả nước. Đồng bào dân tộc Hoa cư trú rải rác trong nhiều quận huyện của thành phố, nhiều nhất là ở các quận 5, 6, 8, 10, 11 và quận Tân Bình. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Sơn: Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Nam bộ, văn hóa của người Hoa có sự đóng góp to lớn và ngày càng được chú ý trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.