Khi lúa đã chín vàng trên khắp các nương rẫy, đồng bào dân tộc Ba Na ở xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai lại cùng nhau tổ chức lễ Mừng lúa mới. Đây là lễ hội quan trọng, là lễ hội chung của cả cộng đồng Ba Na, được tiến hành ở nhà rông để tạ ơn thần linh đã giúp dân làng có được một vụ mùa bội thu, no đủ.
Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có và những quyết sách, chỉ đạo đúng hướng, kịp thời của tỉnh Gia Lai trong thời gian qua đã và đang tiếp tục đem lại những gam màu sáng cho cuộc sống của người dân vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) luôn làm tốt vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ hủ tục, đấu tranh phòng - chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Trong định hướng phát triển kinh tế, tỉnh Gia Lai chú trọng thế mạnh của từng vùng để có giải pháp, chính sách phù hợp với thực tiễn. Gần đây nhất là từ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh đã tạo cơ hội để các địa phương khai thác thế mạnh tự nhiên và nghề truyền thống, bản sắc văn hóa các DTTS, tạo nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân.
Kinh tế -
Hòa Bình -
05:55, 09/12/2023 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp là một trong những mô hình kinh tế tập thể quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy nhiên ở Gia Lai, thành phần kinh tế này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và bất cập trong hoạt động.
Những năm qua, huyện Chư Păh (Gia Lai) luôn quan tâm đến việc dạy và học tiếng Gia Rai, Ba Na và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Quang Long, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai về vấn đề này.
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Gia Lai là tỉnh miền núi có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm hơn 46%, trong đó, chủ yếu là đồng bào dân tộc Gia Rai, Ba Na. Nhiều năm qua Gia Lai đã tích cực triển khai các chính sách dân tộc, qua đó đã góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 12,09% (cuối năm 2021) xuống còn 8,11% (cuối năm 2023), trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm xuống còn 17,05%. Kết quả có sự tham gia tích cực của Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát triển kinh tế xã hội. Bởi với cộng đồng các DTTS tỉnh Gia Lai, Người có uy tín có vai trò, vị trí rất quan trọng, họ nói dân tin, làm dân theo và là trung tâm đoàn kết của cộng đồng.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đến nay, tỉnh Gia Lai mở được 226 lớp học xóa mù chữ cho trên 6.500 người dân tộc thiểu số ở 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, với kinh phí gần 13 tỷ đồng.
Gia Lai được biết đến là vùng đất đỏ ba zan có lịch sử lâu đời, giàu bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, có nhiều lễ hội tiểu biểu như: Lễ mừng nhà rông, mới, mừng lúa mới, mừng chiến thắng.., có ý nghĩa quan trọng, là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng dân tộc Ba Na, Gia Rai đang được duy trì thực hành thường xuyên trong đời sống của buôn làng.
Những năm qua, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trước thực trạng tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh còn cao, tỉnh Gia Lai đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, trong đó tranh thủ nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án tài trợ, đặc biệt gần đây nhất là nguồn lực thực hiện các mục tiêu dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), là cơ hội, động lực quan trọng từng bước thay đổi nhận thức, nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Những ngày cuối năm trong tiết trời se lạnh, những người con của đại ngàn Tây Nguyên hội tụ về thành phố Kon Tum (Kon Tum) bên dòng sông Đăk Bla huyền thoại để tham dự Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023. Những nghi lễ truyền thống được trình diễn, tiếng cồng chiêng vang lên, những vòng xoang nối dài trong tình đoàn kết các dân tộc anh em.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn về tập trung triển khai thực hiện Chương trình trong các tháng cuối năm 2023.
Những năm qua, mặc dù công tác phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em tại tỉnh Gia Lai được chú trọng. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn là một trong những địa phương có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thể nhẹ cân và tỷ lệ SDD thể thấp còi cao so với mức trung bình của cả nước. Thực tế này, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị, hướng tới dinh dưỡng hợp lý và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người dân toàn tỉnh trong thời gian tới.
Tin tức -
Ngọc Thu -
05:10, 26/11/2023 Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã thành lập nhiều mô hình, câu lạc bộ bằng cách làm phù hợp với phụ nữ DTTS, đem lại nhiều chuyển biến tích cực. Qua đó, thay đổi nhận thức phụ nữ DTTS, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, chủ động phòng, chống nạn buôn bán, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Với phương châm “Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã huy động nhiều nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp giúp người dân thay đổi tư duy, phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Tin tức -
Ngọc Thu -
04:59, 23/11/2023 Trong 2 ngày (22 - 23/11), Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tổ chức Hội nghị tập huấn trang bị kỹ năng, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn; chăm sóc phát triển trẻ toàn diện và triển khai gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai không chỉ là gương sáng trong đời sống hằng ngày mà còn phát huy vai trò làm cầu nối giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể với Nhân dân, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 đã góp phần tăng diện tích, năng suất các loại rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.