Dân ca, dân vũ là các loại hình diễn xướng dân gian được hình thành trong đời sống lao động, sản xuất, tín ngưỡng tôn giáo và các sinh hoạt cộng đồng các DTTS. Để bảo tồn phát huy những giá trị đặc sắc này, tỉnh Lai Châu đã định hướng và ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề phù hợp trong thời đại công nghệ số và hội nhập quốc tế nhằm biến di sản thành tài sản, góp phần phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, cải thiện đời sống của các chủ thể sở hữu di sản.
Việc ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chính là thương hiệu quốc gia mà cả thế giới dành cho Việt Nam. Đây là cơ hội để cho các tỉnh có di sản biến di sản thành tài sản, qua đó góp phần giới thiệu tới bạn bè quốc tế về những di sản văn hóa đặc sắc của các tỉnh miền núi Việt Nam, góp phần cho khu vực này tăng thêm sức hấp dẫn, cuốn hút du khách.
Là tỉnh vùng cao biên giới, Lào Cai có 25 dân tộc sinh sống với kho tàng văn hóa phong phú và độc đáo. Để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, những năm qua, Lào Cai đã thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.
Sự kiện UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, một lần nữa nhân lên niềm tự hào không chỉ riêng người Thái mà của cả dân tộc Việt Nam. Đây là một di sản vô giá, cần chung tay bảo vệ và phát huy, biến “Nghệ thuật Xòe Thái” trở thành tài sản, là nguồn lực phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.