Trong cộng đồng người Chăm của tỉnh Bình Thuận, những vị chức sắc tôn giáo, Người có uy tín luôn được bà con tôn kính như “cây cao bóng cả” che mát cho cả thôn làng. Phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng, chính quyền trong việc tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành pháp luật, thực hiện hiệu quả các hoạt động, phong trào thi đua ở cơ sở..., các vị chức sắc, Người có uy tín luôn nêu gương bằng những việc làm cụ thể, được đồng bào Chăm lắng nghe tiếp thu, học tập, làm theo...
Mới đây, tại Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã thông tin về tình hình triển khai thực hiện Dự án 1 về Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và Dự án 2 về Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021-2025).
Thực hiện Tiểu dự án 2 Dự án 3 Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Chương trình MTTQ 1719, tỉnh Bình Thuận được giao 7.229 triệu đồng nguồn vốn năm 2022 - 2023 để triển khai Dự án. Từ năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định giao vốn cho Ban Dân tộc và các địa phương triển khai thực hiện.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719, trong 2 năm 2022 -2023, tỉnh Bình Thuận được bố trí: 247.666 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương: 230.976 triệu đồng; ngân sách tỉnh đối ứng (vốn sự nghiệp): 16.690 triệu đồng. Qua đánh giá, mặc dù đã có rất nhiều nổ lực nhưng việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình vẫn còn chậm, tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các tiểu dự án của Chương trình
Bằng kinh nghiệm, uy tín và vị thế của mình, thời gian qua các già làng, trưởng bản, Người có uy tín… trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã và đang phát huy vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS của tỉnh. Đội ngũ Người có uy tín đã trở thành cầu nối chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào DTTS.
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi học tập, trao đổi kinh nghiệm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk.
Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có dấu hiệu giảm so với trung bình những tháng cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Bên cạnh đó, số ổ bệnh, ca bệnh nặng cũng tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2022.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2025.
Nhờ nhiều chủ trương, chính sách dân tộc quan trọng tạo sức bật giảm nghèo bền vững, bây giờ cuộc sống người dân vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận ổn định và ấm no.