Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến: Khơi dậy lòng yêu nước, sức mạnh nội sinh của dân tộc trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

PV - 16:22, 18/12/2021

Cho đến hôm nay, dù đã trải qua 75 năm, song rất nhiều người Việt Nam vẫn nhớ và nhắc lại chính xác “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.


Tháng 5/1964, Phong trào “Ba sẵn sàng” được phát động trong thanh niên Thủ đô, sau đó lan rộng khắp miền Bắc. Thành công của phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc và cùng với phong trào “Năm xung phong” ở miền Nam đã khơi dậy, hun đúc và khuyến khích tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, đưa hàng triệu thanh niên đi vào tuyến đầu của cuộc kháng chiến, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN
Tháng 5/1964, Phong trào “Ba sẵn sàng” được phát động trong thanh niên Thủ đô, sau đó lan rộng khắp miền Bắc. Thành công của phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc và cùng với phong trào “Năm xung phong” ở miền Nam đã khơi dậy, hun đúc và khuyến khích tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, đưa hàng triệu thanh niên đi vào tuyến đầu của cuộc kháng chiến, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN

Có thể nói, với mỗi người dân nước Việt, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm xưa vẫn còn nguyên giá trị, coi đó như một lời hịch, một lời hiệu triệu người người nhất tề như một đứng lên, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ vững chắc nền hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quyết không cam chịu đói nghèo, lạc hậu và mong muốn hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường, phồn vinh.

Cuộc kháng chiến chủ động, sáng tạo của dân tộc yêu chuộng hòa bình

“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Những dòng mở đầu Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã cho thấy ngay ý nghĩa và tính chủ động, sáng tạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xác định đường lối cũng như lãnh đạo toàn dân kháng chiến trước một kẻ địch không ngừng dã tâm phá hoại nền độc lập, tự do, dân chủ, hòa bình của Việt Nam mà chúng ta phải mất hàng trăm năm mới đạt được.

Phân tích về tính chủ động, sáng tạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xác định đường lối kháng chiến, theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, niềm vui độc lập chưa được bao lâu, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Trên thực tế, không phải đến thời điểm mở đầu toàn quốc kháng chiến, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh mới xác định đường lối kháng chiến mà đã từng bước hình thành ngay sau khi thực dân Pháp nổ sung gây hấn ở Sài Gòn.

Các dữ kiện lịch sử đã minh chứng cho điều này. Trong Chỉ thị kháng chiến kiến quốc (25/11/1945), Đảng xác định: “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng". Trên cơ sở đó, Đảng chủ trương: “Động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài, phối hợp chiến thuật du kích với phương pháp bất hợp pháp triệt để". Tiếp đó, ngày 19/10/1946, Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất khẳng định: “Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp".

Tháng 10/1946, Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ thị: “Hà Nội phải chuẩn bị sẵn sàng, để phòng địch gây hấn. Phải làm sao khi địch tiến công, ta lập tức đánh trả ngay. Yêu cầu chiến lược đối với mặt trận Hà Nội là phải kìm chân địch một thời gian, tạo điều kiện cho cả nước chuyển sang chiến tranh. Phải huy động sức mạnh tiềm tàng của nhân dân thành phố vào cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô, đồng thời phải biết bảo toàn và bồi dưỡng lực lượng để kháng chiến lâu”.

Đầu tháng 12/1946, trước những hành động gây hấn và dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp, đặt dân tộc Việt Nam trước hai lựa chọn: một là, chịu khoanh tay cúi đầu làm nô lệ cho thực dân Pháp; hai là, đoàn kết đầu tranh đến cùng để bảo vệ nền độc lập mới giành được. Trưa 19/12/1946, Thường vụ Trung ương Đảng điện gửi các khu ủy, tỉnh ủy với nội dung: giặc Pháp đã hạ tối hậu thư đòi tước khí giới của quân đội, tự vệ, công an ta. Chính phủ đã bác tôi hậu thư ấy. Như vậy, chỉ trong 24 giờ là cùng, chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng. Trung ương chỉ thị “Tất cả hãy sẵn sàng".

Chiều 19/12/1946, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh chiến đấu. 20 giờ ngày 19/12/1946, Hà Nội đi đầu, nổ súng tấn công quân Pháp, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc. Tối 19 rạng sáng 20/12/1946, Đài Tiếng nói Việt Nam phát “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là lời hịch cứu quốc, thể hiện ý chí và quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập, thống nhất quốc gia.

Nhận định về tính chủ động, sáng tạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát động và lãnh đạo toàn quốc kháng chiến, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Danh Tiên nhấn mạnh: “nhờ vậy, đã khơi dậy và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh của chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược”.

Phát huy tổng hợp sức mạnh dân tộc hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường

Khí thế của những ngày toàn quốc kháng chiến vẫn là bản anh hùng ca nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc; đồng thời, tiếp thêm sức mạnh để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Giá trị, khát vọng của dân tộc Việt Nam là muốn sống trong hòa bình nhưng hòa bình phải trên nguyên tắc là độc lập, tự do. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Trọng Thơ, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, chính vì độc lập, tự do cho dân tộc mà Đảng lãnh đạo nhân dân làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám để thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Và để bảo vệ nền độc lập, tự do dân tộc đó, mà Đảng, nhân dân ta đã vượt qua những thử thách hết sức chông gai, khắc nghiệt, để vừa kháng chiến ở Nam Bộ, vừa kiến quốc.

Khi thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta quyết định chủ trương dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết. Để bảo vệ giá trị cao cả đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời Kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cũng chính giá trị cao cả đó, mà khi Lời kêu gọi toàn quốc được ban ra, đã khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào và khát vọng hòa bình của toàn thể nhân dân để quyết tâm giữ vững nền độc lập; đoàn kết chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Liên hệ đến giai đoạn đổi mới hiện nay, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Trọng Thơ nhấn mạnh độc lập, tự do cho dân tộc là một nội dung cốt lõi của hệ giá trị độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hay nói cách khác, độc lập, tự do, khát vọng hòa bình chính là sợi chỉ đỏ kết nối các giai đoạn cách mạng của Đảng.

Tiếp nối hành trình độc lập, tự do, khát vọng hòa bình của dân tộc, trong giai đoạn đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập rất cần được phát huy lên một tầm cao mới. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là “đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chính là chất keo sơn để tiếp tục củng cố, quy tụ thành sức mạnh nội sinh của dân tộc nhằm xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; đảm bảo vững chắc hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Hay nói như Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang, muốn đi tới đích đặt ra trước tiên phải có khát vọng. Nói đến khát vọng là nói đến yếu tố tinh thần, là sự mong muốn, khao khát, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạt cho được mục tiêu; là nguồn động lực có sức mạnh vô biên để thực hiện những nhiệm vụ nặng nề nhằm đạt được ước mơ, không khuất phục trước mọi thử thách…; là động lực để cho mọi tầng lớp nhân dân đem hết sức mình thực hiện khát vọng, mà cụ thể ở thời điểm này khát vọng của dân tộc Việt Nam là đưa đất nước đi tới phồn vinh, hùng cường, thịnh vượng, sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Thời sự - PV - 18:50, 07/04/2025
Sáng 7/4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lạc Tang Giang Thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 15:45, 07/04/2025
Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản sắc và hội nhập - PV - 15:42, 07/04/2025
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 15:05, 07/04/2025
Ngày 7/4 (nhằm mùng 10/3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 với chủ đề “Nhớ ơn Quốc Tổ Hùng Vương”, tại Khu tưởng niệm Vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tin tức - Duy Chí - 14:58, 07/04/2025
Thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, đặc biệt là tình cảm, nỗi nhớ cội nguồn của người dân phương Nam chưa có điều kiện được về thăm “đất Tổ”, đã mang sản vật, hương, quả dâng lên bàn thờ các Vua Hùng tại Cây Đa Hồn Việt – Bình Dương.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 14:53, 07/04/2025
Sáng 07/4/2025 (mùng 10/3 âm lịch), lãnh đạo và Nhân dân tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã dâng hương, dâng hoa để tưởng nhớ, tri ân công ơn của các Vua Hùng và những bậc tiền nhân đã đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi trường tồn, rạng danh và thịnh vượng.
Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 14:39, 07/04/2025
Theo thông lệ hơn 10 năm nay, mỗi dịp mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc. Hòa cùng ngày lễ của đất nước, cán bộ, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 14:30, 07/04/2025
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 14:14, 07/04/2025
Ngày 7/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025. Đây là dịp để Nhân dân hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn Tổ tiên đã khai sinh đất nước.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Tin tức - Minh Nhật - 13:54, 07/04/2025
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà vừa thông tin về các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động khi tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp.