Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

4 lễ hội mùa thu đặc sắc trên thế giới

Nguyệt Anh - 19:09, 12/09/2022

Vào mùa thu, ở nhiều quốc gia trên thế giới diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc, ấn tượng, cuốn hút đông đảo người dân và du khách bốn phương đến tham gia trải nghiệm, thưởng ngoãn.

Lễ hội La Merce - ​​Tây Ban Nha (Lễ hội Xếp tháp) thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách đến trải nghiệm
Lễ hội La Merce - ​​Tây Ban Nha (Lễ hội Xếp tháp người) thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách đến trải nghiệm

Lễ hội La Merce - ​​Tây Ban Nha (Lễ hội Xếp tháp người)

Cuối tháng 9 hàng năm tại Barcelona (Tây Ban Nha), người dân bản địa cùng du khách thập phương lại háo hức tham gia vào Lễ hội La Merce - lễ hội đường phố lớn nhất trong năm tại thành phố này.

Bắt nguồn từ thời Trung cổ, lễ hội được tổ chức với các cuộc diễu hành đường phố, nhạc sống, pháo hoa và xây tháp người là một truyền thống độc đáo nổi bật.

La Merce, hay còn gọi là Lễ hội Xếp tháp người có truyền thống từ thế kỷ 18 tại thị trấn Valls, Tarragona, nơi nhiều nhóm “xây thành trì” cạnh tranh nhau để dựng được những tháp người tuyệt nhất. Lễ hội được tổ chức lần đầu tiên nhằm mục đích tôn vinh vị thánh bảo vệ thành phố - người đã có công lớn trong việc bảo vệ người dân trải qua đại dịch ở châu âu vào thế kỷ 17.

Theo thời gian, Lễ hội La Merce vẫn được bảo tồn và thu hút rất nhiều khách du lịch đến Tây Ban Nha.

Theo thường lệ, tất cả mọi người đều tập trung tại quảng trường Sant Jaume, vây quanh các nhóm "xếp tháp" là hàng nghìn khán giả. Các công trình được “xây” bởi các diễn viên cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, để tranh chức vô địch; xem tháp nào cao nhất, đẹp nhất. Có tháp cao đến cả chục tầng người, đòi hỏi “chất liệu người” phải có sức khỏe, lòng dũng cảm, sự khéo léo, tinh thần đồng đội, phân công hợp lý, dưới sự chỉ huy của “tổng công trình sư”.

Vây quanh các nhóm xếp tháp là hàng nghìn khán giả
Vây quanh các nhóm xếp tháp là hàng nghìn khán giả

Khi “xếp tháp”, phải tính toán kỹ lưỡng, chính xác để đảm bảo an toàn. Thông thường những thành viên có sức khỏe và to béo sẽ đứng ở dưới tầng thấp và những người nhanh nhẹn hơn sẽ xếp ở tầng cao hơn. Người nhẹ nhất sẽ được đứng lên đỉnh tháp.

Người cuối cùng leo lên đỉnh tháp phải giơ tay lên vẫy chào công chúng. Đây chính là điểm nổi bật của sự kiện, vì chỉ sau đó thành trì mới được công nhận. Tuy nhiên, đối với những thành trì xếp cao đến 8-9 tầng, việc dựng tháp là một chuyện, khi hạ xuống cũng phải rất khéo léo để tránh xảy ra tai nạn.

Người dân Barcelona hóa trang thành những con quỷ và diễu hành quanh thành phố
Người dân Barcelona hóa trang thành những con quỷ và diễu hành quanh thành phố

Bên cạnh truyền thống xếp tháp người độc đáo, tại Lễ hội La Merce, du khách còn được nhìn ngắm người dân Barcelona hóa trang thành những con quỷ và diễu hành quanh thành phố. Xuyên suốt lễ hội sẽ là cuộc thi xây tháp người, những màn trình diễn pháo hoa đẹp mắt và độc đáo, những vũ điệu đường phố đầy ngẫu hứng của người dân bản xứ hay thưởng thức tinh hoa ẩm thực của Tây Ban Nha.
Lễ hội này được chính quyền địa phương đánh giá là một trong những sự kiện văn hóa tiềm năng, thu hút được sự tham gia của du khách thập phương.

Loi Krathong - lễ hội cổ và lung linh nhất của Thái Lan

Thả đèn trời trong lễ hội Loi Krathong ở Chiang Mai - Ảnh: SOHU
Thả đèn trời trong lễ hội Loi Krathong ở Chiang Mai - Ảnh: SOHU

Loy Krathong là một trong những lễ hội mùa thu ngoạn mục nhất của người dân Thái Lan. Lễ hội diễn ra vào đêm rằm tháng 12 âm lịch của người Thái (vào khoảng tháng 11 dương lịch). Mặc dù lễ hội được tổ chức trên khắp Thái Lan, những màn trình diễn thả đèn trời đặc biệt nhất diễn ra ở Chiang Mai.

Công viên lịch sử Sukhothai (di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1991) sáng rực trong đêm hội Loi Krathong với chương trình biểu diễn sống động cùng hàng trăm chiếc đèn trời khomloi - Ảnh: SUGATO MUKHERJEE
Công viên lịch sử Sukhothai (Di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1991) sáng rực trong đêm hội Loi Krathong với chương trình biểu diễn sống động cùng hàng trăm chiếc đèn trời khomloi - Ảnh: SUGATO MUKHERJEE

 Sukhothai - thị trấn với cái tên mang nghĩa "Bình minh của hạnh phúc" có từ thế kỉ 13 tổ chức lễ hội này tại khu đền cổ Công viên lịch sử Sukhothai được UNESCO công nhận di sản thế giới.

Với phần nền là những ngôi đền cổ, những màn biểu diễn âm thanh và ánh sáng sẽ đưa người xem trở về một thời kỳ xa xưa đầy huyền bí - Ảnh: SUGATO MUKHERJEE
Với phần nền là những ngôi đền cổ, những màn biểu diễn âm thanh và ánh sáng sẽ đưa người xem trở về một thời kỳ xa xưa đầy huyền bí - Ảnh: SUGATO MUKHERJEE

Những cuộc diễu hành có trống chiêng, những màn bắn pháo hoa rực rỡ, các tiết mục biểu diễn âm nhạc truyền thống, những màn biểu diễn kể lại lịch sử Sukhothai… khiến 5 ngày hội Loi Krathong của Vương quốc Thái Lan trở nên đa sắc, lung linh và vui tươi.

Những cuộc diễu hành trong trang phục truyền thống nhiều màu sắc là một phần không thể thiếu trong lễ hội Loi Krathong - Ảnh: SUGATO MUKHERJEE
Những cuộc diễu hành trong trang phục truyền thống nhiều màu sắc là một phần không thể thiếu trong lễ hội Loi Krathong - Ảnh: SUGATO MUKHERJEE

Trong lễ hội, những người con của xứ chùa vàng sẽ thả krathong (đèn hoa đăng) trên các con sông, và thả khomloi (đèn giấy) lên trời đêm trong tiếng thầm thì của những người cầu nguyện.

Lễ hội Diwali - Ấn Độ:

Diwali (hay Deepwali) là một lễ hội ánh sáng có nguồn gốc từ Ấn Độ, được tổ chức trong 5 ngày vào tháng 10 hay tháng 11, tùy chu kì của mặt trăng. Đây là chuỗi lễ hội truyền thống lớn nhất của người Ấn Độ theo đạo Hindu, đạo Sikh, đạo Jain và một số Phật tử. Đối với người theo từng nhóm tôn giáo, Diwali cũng mang ý nghĩa không giống nhau. Tuy nhiên, điểm chung về cách kỷ niệm dịp này của họ là đều có bữa ăn gia đình, pháo hoa, ánh sáng và rất nhiều món ngọt. Đồ trang trí Diwali điển hình bao gồm hoa cắm công phu và đèn lồng bằng đất sét.

 Lễ hội Diwali thu hút hàng triệu người theo đạo Hindu, đạo Sikh, đạo Jain và một số Phật tử tham gia
Lễ hội Diwali thu hút hàng triệu người theo đạo Hindu, đạo Sikh, đạo Jain và một số Phật tử tham gia

Tùy vào từng vùng ở Ấn Độ mà cách lý giải nguồn gốc về lễ hội ánh sáng Diwali sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, nguồn gốc của Lễ hội ánh sáng Diwali xuất phát từ tín ngưỡng huyền thoại về các vị thần. Điển hình như huyền thoại về chiến thắng của thần Krishna trước chúa quỷ Narakasura, đã trở thành biểu tượng cho chiến thắng giữa cái thiện và cái ác. Hay huyền thoại về Lakshmi, nữ thần của giàu có và thịnh vượng và thần Ganesha, tượng trưng cho trí tuệ, hạnh phúc. Ở một số nơi, Diwali còn được tổ chức để tưởng nhớ đứa vua Rama, biểu tượng của đức hạnh và lòng chung thủy trong sử thi Ấn Độ.

Diwali - có nghĩa là "một dãy đèn được thắp sáng"
Diwali - có nghĩa là "một dãy đèn được thắp sáng"

Ngày thứ nhất, ngày Dhanatrayodashi (hoặc Dhan Teras), là ngày của sự thịnh vượng và giàu có, người dân thường đến các khu chợ để mua một vài món nữ trang may mắn nào đó bởi họ tin rằng việc này sẽ đem lại thịnh vượng và tài lộc cho suốt một năm tới. Nếu ở Dhanteras, ngày này được coi là điểm khởi đầu cho một năm tài chính mới thì ở Ấn Độ đây lại là thời điểm đầu của một mùa mua sắm.

Ngày thứ hai, Naraka Chaturdashi là ngày con quỷ Narakasura bị giết chết, mang ý nghĩa cái tốt chiến thắng cái xấu và ánh sáng chiến thắng bóng tối.

Ngày thứ ba, Lakshmi Puja, là ngày quan trọng nhất trong dịp lễ hội. Các gia đình Ấn Độ cúng thần Lakshmi và thần Ganesa, vị thần của những khởi đầu tốt lành. Mọi người đốt đèn, nến ở khắp nơi trong nhà và ngoài phố.

Đến Ấn Độ chào đón lễ hội ánh sáng Diwali
Đến Ấn Độ chào đón lễ hội ánh sáng Diwali

Ngày thứ tư, Govardhan Puja (còn gọi là Annakut), là ngày Krishna đánh bại Indra. Trong ngày này, các món đồ ăn được trang trí đẹp mắt và xếp thành từng ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho ngọn núi mà Krishma đã phải vượt qua. Các ông chồng thường tặng quà cho vợ vào ngày Govardhan Puja.

Ngày thứ năm, Bhaduj, là ngày anh chị em trong gia đình gặp gỡ nhau, bày tỏ sự quan tâm và thể hiện tình cảm cho nhau.

Trước khi đón mừng, người Ấn Độ thường dọn dẹp, sơn sửa nhà cửa, trang trí đèn, nến trong nhà và ngoài phố và trên bàn thờ Tổ tiên lúc nào cũng đầy áp bánh trái hoa quả… để đón các vị thần.

Cả nước Ấn rực rỡ ánh đèn trong suốt quá trình diễn ra lễ hội Diwali
Cả nước Ấn rực rỡ ánh đèn trong suốt quá trình diễn ra lễ hội Diwali

Trong thời gian diễn ra lễ hội ánh sáng Diwali, trên khắp đất nước Ấn Độ gần như không có đêm, pháo hoa sáng rực và vang rền bầu trời. Mọi người từ già cho tới trẻ đều mặc quần áo mới, đặc biệt phụ nữ trong trang phục sarry cổ truyền, gặp gỡ vui chơi và thăm hỏi chúc tết lẫn nhau.

Đặc trưng của lễ hội Ấn Độ là những điệu múa truyền thống Ấn Độ mê hoặc lòng người, với bài hát nổi tiếng Bollywood và cả những tiếc mục xiếc đặc sắc. Vui hơn trong không khí nhộn nhịp là khi mọi người được thưởng thức các món đặc sản truyền thống của người Ấn Độ như cà ri dê hay cánh gà tẩm ướp. Ngoài ra, còn có các gian hàng vui chơi cho trẻ em như lâu đài nhảy múa, tranh cát tô tượng…

Những điệu múa truyền thống được biểu diễn trong suốt quá trình lễ hội
Những điệu múa truyền thống được biểu diễn trong suốt quá trình lễ hội

Vào dịp lễ Diwali, người ta thường thưởng thức những món ăn truyền thống của Ấn Độ

Trong ánh sáng rực rỡ, lung linh huyền ảo, trong không khí vui nhộn của ca hát nhảy múa, làm cho con người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và khoan dung hơn.

Những hoạt động phổ biến vào dịp lễ Diwali ở Ấn Độ cũng tương tự như hoạt động mừng năm mới ở một số quốc gia. Vào những ngày này, người dân thường dọn đẹp nhà cửa, mua quần áo mới. Vì theo quan niệm dân gian, nữ thần thịnh vượng Lakshmi sẽ “ưu tiên” ghé thăm và mang may mắn đến cho những ngôi nhà sạch sẽ, tươm tất. Người ta cũng trao nhau những món quà và tổ chức tiệc.

Tất nhiên, việc thắp sáng những ngôi nhà bằng đèn dầu và những buổi trình diễn pháo hoa là không thể thiếu trong sự kiện đặc biệt này, với mục đích chào đón sự trở lại của những vị phúc thần. Ngoài ra, những hoạt động giải trí như chơi bài, làm những loại bánh ngọt đặc trưng cho mùa lễ như Malpua, Wheat Laddu, Soan Papdi, Besan ki Barfi cũng rất được ưa thích trong dịp Diwali.

Lễ hội Diwali là dịp để người dân Ấn Độ rũ bỏ hiềm khích, tha thứ cho người khác, để mình được sống vui vẻ
Lễ hội Diwali là dịp để người dân Ấn Độ rũ bỏ hiềm khích, tha thứ cho người khác, để mình được sống vui vẻ

Chuỗi lễ hội ánh sáng Diwali với ý nghĩa ban đầu để ăn mừng chiến thắng của cái thiện, sự vươn lên vượt qua bóng tối và mông muội trong tri thức của con người. Không chỉ thế, đó còn là khoảng thời gian để mọi người cùng nhau cảm nhận không khí lễ hội ấm áp, cùng nhau hòa vào niềm vui và cầu nguyện thần linh ban phát những điều tốt đẹp đến cho họ.

Lễ hội ánh sáng Diwali còn là dịp để người dân Ấn Độ rũ bỏ hiềm khích, tha thứ cho người khác, để mình được sống vui vẻ, thanh thản hơn.

Lễ hội người chết - Mexico:

Lễ hội người chết là lễ hội lâu đời nhất ở Mexico với lịch sử khoảng 3.000 năm. Đây là lễ hội mùa thu được tổ chức hàng năm vào ngày 1-2/11, được coi là ngày lễ quốc gia của Mexico.

Vào thời gian này, du khách sẽ được chứng kiến sự bùng nổ sắc màu, các cuộc diễu hành và tiệc tùng trên đường phố.

Lễ hội người chết là lễ hội lâu đời nhất ở Mexico với lịch sử khoảng 3.000 năm
Lễ hội người chết là lễ hội lâu đời nhất ở Mexico với lịch sử khoảng 3.000 năm

Đối với người Mexico, ý nghĩa của lễ hội người chết là để bày tỏ sự kính trọng và tưởng nhớ đến những người thân đã khuất. Các gia đình đến nghĩa trang địa phương để tổ chức các buổi cầu nguyện dưới ánh nến và lập bàn thờ tại nhà để đón những người thân đã khuất trở về. 

Người Mexico tin rằng cái chết chỉ là một giai đoạn trong sự liên tục vô biên của cuộc đời, họ tồn tại ở một thế giới khác, trong ký ức của người ở lại và chỉ khi những người trên trần gian quên hết ký ức về họ, họ mới thực sự tan vào vũ trụ. Chính vì vậy, sau vụ thu hoạch ngô, người dân Mexico tổ chức "Lễ hội người chết" với niềm tin rằng vào đêm 31/10 cánh cửa nối liền hai cõi sẽ được mở, người đã khuất có thể quay trở lại trần gian gặp người thân vào ngày 1 và 2 tháng 11.

Mỗi nền văn hóa có một quan niệm riêng về cái chết và khác với hầu hết các quốc gia trên thế giới, người Mexico thực hiện nghi lễ đón người chết đầy màu sắc, ồn ào, giống như một lễ ăn mừng với thức ăn và âm nhạc.

Hàng ngàn người tham gia diễu hành trong “Lễ hội người chết” ở Mexico.
Hàng ngàn người tham gia diễu hành trong “Lễ hội người chết” ở Mexico.

Thông thường, các thành viên trong gia đình chuẩn bị cho lễ hội trước vài tuần. Họ trang trí bàn thờ, đường phố và các nghĩa trang bằng những dải giấy đục lỗ nhiều màu sắc. Giấy đục lỗ là nghệ thuật dân gian nổi tiếng của Mexico. Những dải giấy nhiều màu bay phấp phới tượng trưng cho những cơn gió và gợi nhắc về sự mong manh của đời người.

Vào "Ngày của người chết", các gia đình sẽ quây quần trong đêm tại các nghĩa trang, thắp nến và đặt hoa, chủ yếu là cúc vạn thọ trên các ngôi mộ với niềm tin cúc vạn thọ có màu sắc rực rỡ và mùi hăng sẽ dẫn đường cho các linh hồn. Hàng trăm ngọn nến được thắp lên để vinh danh người quá cố tạo cho nghĩa trang một cảnh tượng rực rỡ. Sau đó mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức đồ ăn, trò chuyện vui vẻ hoặc chơi nhạc, nhảy múa... Đồ ăn phổ biến là rượu tequila, rượu mezcal - hai loại rượu truyền thống của Mexico, chocolate nóng và các loại bánh mì, kẹo có hình dạng đầu lâu...

Một phụ nữ hóa trang cầu kỳ để tham gia lễ hội người chết
Một phụ nữ hóa trang cầu kỳ để tham gia lễ hội người chết

Mexico không phải là đất nước duy nhất có phong tục này. Nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác như Columbia, Ecuador, Honduras, El Salvador, Nicaragua, Peru, Venezuela... đều có cách riêng để chào đón những người thân đã qua đời. Truyền thống và phong tục tuy khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng tín ngưỡng cơ bản vẫn giống nhau. Ngay cả ở Mexico, "Lễ hội người chết" cũng được tổ chức khác nhau ở từng khu vực. Lễ hội này có xu hướng được tổ chức công phu hơn ở miền trung và nam Mexico.

Còn tại Mexico City nó đã trở thành một lễ hội mang hơi hướng quốc tế. Các cuộc diễu hành rực rỡ được tổ chức với hàng ngàn người hóa trang theo phong cách La Catrina - bộ xương nữ trang điểm cầu kỳ, đội chiếc mũ lạ mắt có lông, một trong những biểu tượng mạnh mẽ và dễ nhận biết nhất trong "Lễ hội người chết".

Nếu được đến thăm Mexico vào đúng "Lễ hội người chết", du khách sẽ được hiểu sâu sắc hơn về văn hóa nơi đây bởi sự kiện này thực sự là một tập hợp các truyền thống và biểu tượng của đất nước Mexico.

Năm 2008, "Lễ hội người chết" ở Mexico đã được UNESCO ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 19:17, 04/04/2025
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 18:34, 04/04/2025
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 18:31, 04/04/2025
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 18:19, 04/04/2025
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 18:16, 04/04/2025
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 18:15, 04/04/2025
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Gặp mặt Báo chí thông tin về Tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 18:14, 04/04/2025
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025 của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 18:09, 04/04/2025
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 17:19, 04/04/2025
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ TK&VV đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 17:18, 04/04/2025
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.