Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuân Quê hương 2023 - "Đất nước niềm tin và khát vọng"

PV - 10:01, 15/01/2023

Tối 14/1/2023 (tức 23 tháng Chạp), với chủ đề “Đất nước niềm tin và khát vọng”, chương trình “Xuân Quê hương 2023”, điểm hẹn yêu thương, quen thuộc dành cho đồng bào Việt Nam ở nước ngoài mỗi dịp Tết đến, Xuân về được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

'Xuân Quê hương 2023'-Kết nối đồng bào trong và ngoài nước - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại chương trình "Xuân Quê hương 2023"

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và phát biểu tại Chương trình. Chương trình có sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; đại biểu kiều bào ở các nước về Việt Nam đón Tết Nguyên đán Quý Mão. 

"Xuân Quê hương" do Bộ Ngoại giao - Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức hằng năm. Đây là chương trình mang ý nghĩa chính trị - văn hóa quan trọng dành cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài, bao gồm nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về nguồn cội: Lễ dâng hương, thả cá theo nghi lễ truyền thống tại Hoàng thành Thăng Long; viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ; gặp gỡ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tọa đàm về chính sách, pháp luật đối với người Việt Nam ở nước ngoài; chương trình liên hoan ẩm thực Việt và giao lưu nghệ thuật đặc sắc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

 Đồng bào ta ở nước ngoài về dự Chương trình "Xuân Quê hương 2023" đã được thưởng thức các món ăn 3 miền tại liên hoan ẩm thực Việt, được trải nghiệm trong không gian văn hóa ngày Tết…

Đặc biệt chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề "Đất nước niềm tin và khát vọng" diễn ra vào tối 14/1 được dàn dựng hoành tráng, công phu, đặc sắc với nhiều tiết mục ấn tượng đậm sắc Xuân, ca ngợi quê hương đất nước với sự góp mặt của nhiều gương mặt nghệ sĩ là người Việt Nam ở trong và ngoài nước. 

Tại chương trình, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đánh trống khai hội và có bài phát biểu chúc Tết cộng đồng và đồng bào ta ở nước ngoài.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai Xuân. Ảnh: VPCTN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai Xuân. Ảnh: VPCTN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi những tình cảm thân thương, lời thăm hỏi ân tình tới đại diện bà con kiều bào có mặt tại đây và toàn thể những người con của quê hương Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài, đang bồi hồi nhớ nhà, nhớ quê mà chưa thể về sum họp đón Tết vui Xuân.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong bối cảnh khó khăn, năm 2022 vừa qua là một năm toàn dân tộc Việt Nam chung sức đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, phát huy mạnh mẽ nội lực, kết hợp hiệu quả với các nguồn lực quốc tế, vượt qua gian nan, thách thức, tận dụng cơ hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng.

Vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao cả trong hợp tác song phương và đa phương. Lần thứ hai Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Trong chuyến thăm 9/2022, Tổng thư ký Liên hợp quốc đánh giá Việt Nam "là một đối tác quan trọng" và "có nhiều đóng góp thực chất, hiệu quả".

Những thành công to lớn đó là niềm tự hào chung của muôn triệu người dân đất Việt, dù ở trong nước hay ở nước ngoài. Đúng như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước".

Bằng nhiều hình thức và trên các lĩnh vực khác nhau, kiều bào ta đã góp phần quan trọng cả về vật chất lẫn tinh thần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư, đóng góp hàng chục tỷ đồng hỗ trợ quá trình chống dịch COVID-19 và khắc phục hậu quả của thiên tai bão lũ. "Tôi cũng vui mừng được biết, tháng 5/2022, nhân chuyến thăm huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, cộng đồng kiều bào ta đã ủng hộ thiết thực đóng nhiều xuồng máy bảo vệ chủ quyền …", Chủ tịch nước bày tỏ.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng là "chất xúc tác" đóng góp quan trọng vào những thành công của hoạt động đối ngoại của nước ta. Thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá, tôn giáo, bà con kiều bào đã và đang góp phần giữ gìn bản sắc, quảng bá những hình ảnh, những giá trị văn hoá Việt ở nước ngoài và hình thành một mạng lưới các sứ giả hữu nghị với các nước, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn nhủ với kiều bào, năm 1946: "Mỗi kiều bào phải là một đại sứ nhân dân của Việt Nam".

'Xuân Quê hương 2023'-Kết nối đồng bào trong và ngoài nước - Ảnh 2.

Hơn 3.000 đại biểu, trong đó có hơn 1.000 đại biểu là đồng bào ta ở nước ngoài về tham dự chương trình nghệ thuật đặc sắc "Xuân Quê hương 2023" với chủ đề "Đất nước niềm tin và khát vọng".

Về kinh tế, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ấn tượng với việc nhiều doanh nhân kiều bào đã thành danh, lớn mạnh. Các hiệp hội, mạng lưới doanh nhân kiều bào đã và đang tích cực đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới, đồng thời đưa các doanh nghiệp, các công ty đa quốc gia vào Việt Nam hợp tác làm ăn, đầu tư. Tôi rất hoan nghênh điều này.

Tính đến tháng 10/2022, đã có 385 dự án đầu tư FDI của kiều bào ta tại 29 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 1,7 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, lưu trú… Nhiều dự án hoạt động hiệu quả, đóng góp đáng kể vào phát triển của các địa phương, tạo nhiều việc làm, đóng góp cho ngân sách... Lượng kiều hối gửi về nước ngày càng lớn, tương đương 7% GDP và là nguồn lực rất quý giá cho đất nước...

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh đội ngũ hơn nửa triệu trí thức kiều bào là nguồn chất xám quan trọng, đã và đang tham gia các hoạt động khoa học sáng tạo, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, nâng cao chất lượng nhân lực, phát triển công nghệ trong nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào 2045 theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII.

Sự quan tâm và các chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta từ Nghị quyết số 36/2004 cho đến Kết luận số 12/2021 của Bộ Chính trị đều tập trung "chăm lo", "hỗ trợ" và "tạo điều kiện" để bà con ta thể hiện tinh thần yêu nước, gắn bó với quê hương. Trong những năm qua, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ kiều bào ta tại các vùng xung đột trên thế giới, hỗ trợ làm ăn sinh sống, nâng cao địa vị pháp lý tại các nước, tổ chức nhiều hoạt động trực tiếp kết nối kiều bào với quê hương đóng góp cho phát triển... Đó là tinh thần đại đoàn kết dân tộc, như Bác Hồ đã nêu trong Thơ gửi kiều bào 1962 "Sức triệu người hơn sóng Biển Đông".

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đất nước ta đang tràn đầy khát vọng vươn tới một Việt Nam độc lập, tự cường, phồn vinh, thịnh vượng. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu chiến lược xây dựng một nước Việt Nam phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Trên con đường đi tới, dù sẽ còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức, nhưng với khát vọng đủ lớn, và ngọn cờ đủ cao sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ đoàn kết cả dân tộc, cùng vững tin hành động, đổi mới sáng tạo biến khát vọng thành hiện thực.

Trong tiến trình đó, Chủ tịch nước mong rằng, kiều bào ta - những người con mang dòng máu Lạc Hồng – sẽ luôn nhớ "một chữ đồng" như Bác Hồ đã dạy, để cùng chung tay hành động thắp sáng tinh thần yêu nước vì một Việt Nam thịnh vượng và hùng cường.

"Tại Xuân Quê hương 2022, do dịch COVID-19, chỉ có gần 300 người tham dự, nhưng Xuân Quê hương năm nay, là gấp 10 lần với hơn 3.000 người tham dự ở các vùng miền khác nhau, và điều đặc biệt là nụ cười của mỗi chúng ta hôm nay thật rạng rỡ, không còn bị che phủ bởi khẩu trang, đó chính là một cảm nhận thực tế cho mỗi chúng ta hôm nay về thành công của năm qua. Hãy cùng tự hào về điều "bình thường" mới này", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm quan khu trưng bày. Ảnh: VPCTN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm quan khu trưng bày. Ảnh: VPCTN

Nhân dịp Tết Quý Mão đang đến, Xuân Quý Mão sắp sang, thay mặt Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người dân trong cả nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc toàn thể đồng bào ta ở nước ngoài và các vị khách quý sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Phát biểu tại Chương trình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, trong năm vừa qua, công tác đối ngoại tiếp tục được triển khai đồng bộ, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trên tất cả các mặt trận, qua đó có đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. 

Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển được triển khai chủ động, kịp thời, chuyển từ hỗ trợ phòng chống dịch bệnh sang hỗ trợ thích ứng an toàn, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ngoại giao vaccine được triển khai quyết liệt, thành công vượt kỳ vọng, đưa Việt Nam thành một trong số các nước có độ bao phủ tiêm vaccine cao hàng đầu thế giới, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Đóng góp vào thành tựu đối ngoại, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, một trong bốn trọng tâm của ngành ngoại giao, tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, toàn diện. Năm qua là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 169 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36, Chỉ thị số 45 và Kết luận số 12 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2021 – 2026.

Theo đó, công tác chăm lo, hỗ trợ bà con và công tác đại đoàn kết dân tộc, huy động nguồn lực kiều bào tiếp tục được chú trọng. Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước rất quan tâm, dành thời gian trực tiếp thăm hỏi bà con ta ở nhiều nước trên thế giới trong các chuyến công tác nước ngoài. Nhiều hoạt động kết nối kiều bào với quê hương được tổ chức ngay sau khi quốc tế mở cửa trở lại như chương trình Xuân Quê hương 2022, Giỗ Tổ Hùng Vương, Đoàn Kiều bào thăm Trường Sa và Nhà Giàn DK1, Trại hè Việt Nam… Hoạt động hỗ trợ địa vị pháp lý và đời sống cho bà con, nhất là ở địa bàn khó khăn như Ucraina và Campuchia, được triển khai tích cực, kịp thời, hiệu quả. Điều này tiếp tục khẳng định chủ trương, đường lối của Đảng coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, là nguồn lực quan trọng của dân tộc Việt Nam; đồng thời, thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho đồng bào ta ở nước ngoài.

Những thành tựu quan trọng mà đất nước ta đạt được ngày hôm nay có sự đóng góp vô cùng quý báu của đồng bào ta ở nước ngoài. Kiều bào ta ngày càng đồng thuận, ủng hộ sự nghiệp đổi mới và sẵn sàng chung vai gánh vác những trọng trách của đất nước, góp phần từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu quan trọng mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Sắc màu 54 - Nguyễn Vũ Điền - 9 phút trước
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững.
Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 11 phút trước
Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Krang Tơr ở buôn Tlông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chế tác hàng trăm nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa. Ông cũng dành tâm huyết tìm kiếm người kế tục để tiếng đàn, tiếng chiêng không bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại.
Nồng nàn mỳ Quảng

Nồng nàn mỳ Quảng

Ẩm thực - Tiêu Dao - 11 phút trước
Từ loại bánh tráng trên nồi nước nóng rồi được cắt sợi, từ những thức món không tên, người xứ Quảng đã gọi món ăn của mình là “mỳ Quảng”. Cái tên tưởng như đơn giản ấy lại ẩn chứa cả một tầng sâu văn hóa, lịch sử, bí quyết ẩm thực và tâm thức xứ Quảng.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Sắc màu 54 - PV - 13 phút trước
Đối với phụ nữ dân tộc Mông, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm trong di sản - Mỹ Dung - 15 phút trước
Trong dòng chảy văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Ninh, các nghệ nhân dân gian chính là những “ngọn lửa sống” lặng thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị truyền thống. Họ không chỉ là người nắm giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, mà còn là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, góp phần định hình bản sắc cộng đồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 16 phút trước
Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 29 phút trước
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 33 phút trước
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 44 phút trước
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Kinh tế - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Cây nha đam thích nghi sinh trưởng tốt trên vùng đất cát trắng ven biển thuộc phường Văn Hải, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Những năm qua, từ giá trị kinh tế của cây nha đam đem lại, hàng trăm nông hộ có cuộc sống bảo đảm no ấm, nuôi con ăn học thành đạt. Đây là loài cây xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, giúp nông dân vùng đất khô hạn Văn Hải vươn lên làm giàu từ nha đam.