Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xây dựng công trình chờ đền bù GPMB dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam: Mọc lên như nấm (Bài 1)

Thanh Nguyễn - 18:08, 03/04/2022

Hàng loạt ngôi nhà, công trình bán kiên cố, cả cây trồng… ồ ạt mọc lên như nấm sau cơn mưa trong một thời gian ngắn, đang diễn ra tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Tình trạng này xuất hiện kể từ khi có thông tin dự án đường cao tốc Bắc Nam chạy qua, do vậy người dân đã thiết lập tài sản trên đất để… chờ đền bù.

Công trình được xây dựng thần tốc với gạch không nung và lợp tôn tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) trên phần đất mà dự án cao tốc Bắc Nam đi qua
Công trình được xây dựng thần tốc với gạch không nung và lợp tôn tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) trên phần đất mà dự án cao tốc Bắc Nam đi qua

Những căn nhà “xây vội”

dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 mới ở giai đoạn bàn giao cắm mốc mặt bằng cho 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, thậm chí có nơi chưa tiến hành cắm mốc mặt bằng, nhưng nhiều hộ dân nơi đây đã tranh thủ thiết lập tài sản trên đất nhằm trục lợi giá đền bù.

Có mặt tại đường Hồ Chí Minh nhánh đông, đoạn qua các xã Phú Thủy, Sơn Thủy, thị trấn nông trường Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) những ngày giữa tháng 3/2022, chúng tôi bắt gặp rất nhiều công trình nhà ở, nhà xưởng, chuồng trại, vườn cây vừa được người dân xây dựng. Đó là những công trình bằng gạch không nung, lợp phibroximang… được xây lên với tốc độ thần tốc, ngay trên khu vực đất mà người dân cho rằng đường cao tốc Bắc Nam sẽ chạy qua.

Qua khảo sát sơ bộ tại xã Phú Thủy, Sơn Thủy và thị trấn Nông trường Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy có hàng chục công trình của người dân đang làm dở, vật liệu xây dựng đổ ngổn ngang. Một hộ dân ở xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) phân trần: Nghe người ta bảo là đường cao tốc Bắc Nam sẽ đi qua phần đất khu vực tôi đang sống, nên tôi cũng xây dựng lên nhà tạm, h6y vọng sau này có được đền bù.

Ông Lê Văn Diễm, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) không dấu diếm: Khoảng 3 tuần qua, địa phương đã lập biên bản xử lý đối với 18 trường hợp xây dựng các công trình nhà kho, trang trại, lán trại với diện tích lớn trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong đó, 3 trường hợp được phát hiện vừa xây dựng mới dù đã được chính quyền nhiều lần thông báo, tuyên truyền.

Tương tự, tại huyện Quảng Ninh, ông Nguyễn Hữu Lương, Chủ tịch UBND xã Vạn Ninh,  thông tin: Qua kiểm tra, địa phương đã phát hiện 12 hộ dân trên địa bàn có đất ở nằm trong phạm vi cao tốc Bắc Nam đi qua đã xây công trình phụ trợ, rất tạm bợ. Chúng tôi đã đình chỉ việc xây dựng của các hộ này.

Một công trình mới xây dựng chờ đền bù từ dự án đường cao tốc Bắc Nam tại huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị)
Một công trình mới xây dựng chờ đền bù từ dự án đường cao tốc Bắc Nam tại huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị)

Thực tế, tình trạng này cũng đang diễn ra tại tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh. Tại tỉnh Hà Tĩnh, lực lượng chức năng cũng phát hiện nhiều trường hợp xây dựng, cơi nới công trình, trồng cây trên phần đất cắm mốc xây dựng đường cao tốc Bắc Nam. Ngay tại thị xã Kì Anh, đã có 24 trường hợp vi phạm.

Còn tại các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê và thị trấn Bến Quan huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), cũng đã có nhiều căn nhà mới xây dựng rất thần tốc trên đất ở, đất lâm nghiệp đang trồng cây keo, cây cao su. Ngoài các công trình như nhà, chuồng trại, người dân còn trồng một số loại cây ở các vị trí mà cơ quan chức năng vừa cắm tạm mốc mặt bằng.

Theo báo cáo của UBND huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), liên quan đến việc kiểm tra trật tự xây dựng trong phạm vi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn Cam Lộ - Vạn Ninh cho thấy: xã Vĩnh Khê đã lập biên bản vi phạm 21 trường hợp; Vĩnh Sơn 4 trường hợp; thị trấn Bến Quan 9 trường hợp; Vĩnh Hà 23 trường hợp vì xây dựng nhà ở, chuồng trại, cơi nới công trình trên các đất.

Người dân tại xã Kỳ Hoa thuộc thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trồng cây để đón đầu tự án chờ đền bù
Người dân tại xã Kỳ Hoa thuộc thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trồng cây để đón đầu tự án chờ đền bù

Trách nhiệm thuộc về ai?

Theo hồ sơ thiết kế, dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, qua ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị dài 267km.

Những ngày qua, khi có thông tin dự án, nhiều hộ dân đã xây dựng, cơi nới nhà ở, chuồng trại, trồng cây… trên phần đất mà dự án đi qua, là thực tế không thể chối cãi tại một số tỉnh vùng Trung Bộ. Ở góc độ quản lý nhà nước, để xảy ra câu chuyện người dân thiết lập tài sản trên đất, nhằm chờ đợi tiền đền bù là trách nhiệm của chính quyền sở tại.

Ông Nguyễn Xuân Tường, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), cho rằng: Nhiều hộ cố tình tạo lập tài sản trên đất nông nghiệp, đất vườn. Một số trường hợp xây dựng trái quy định. Sau khi nắm được tình hình, huyện đã chỉ đạo các xã có giải pháp ngăn chặn; đồng thời tổ phản ứng nhanh của huyện cũng kiểm tra lập biên bản để làm cơ sở sau này thực hiện GPMB đúng quy định. Nhiều trường hợp vi phạm sẽ không được bồi thường.

Những công trình xây vội ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chờ đền bù GPMB cao tốc Bắc Nam
Những công trình xây vội ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chờ đền bù GPMB cao tốc Bắc Nam

Lãnh đạo huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) cũng đã quán triệt, Chủ tịch UBND xã, thị trấn nào thiếu trách nhiệm, lơ là, chủ quan, buông lỏng quản lý dẫn đến việc để xảy ra tình trạng vi phạm trên diện rộng, xử lý vi phạm thiếu cương quyết và thiếu kịp thời, thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện theo quy định.

Tuy nhiên, ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) cũng nhìn nhận: do địa bàn lớn, cán bộ không thể quán xuyến hết và nắm bắt cụ thể nên đã xảy ra những trường hợp vi phạm.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, trong cuộc họp triển khai thực hiện dự án đường cao tốc Bắc Nam chiều 24/3, ông Võ Trọng Hải Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu, các địa phương có tuyến cao tốc Bắc Nam đi qua địa bàn tuyệt đối không để xây dựng, cơi nới các công trình để chờ đền bù. Ông Hải nhấn mạnh, người đứng đầu xã, huyện phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép trong phạm vi dự án.

Ở Quảng Trị, thành phần dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ (cao tốc Bắc Nam) có chiều dài dự kiến 68km, với tổng mức đầu tư khoảng 10.591 tỷ đồng. Trong đó, đoạn đi qua huyện Vĩnh Linh hiện đã được UBND tỉnh chỉ đạo thống nhất hướng tuyến, cụ thể đi qua địa giới hành chính 4 xã gồm Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy và thị trấn Bến Quan, với chiều dài 14,4km.

Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho hay: Việc các hộ dân ồ ạt xây dựng công trình, trồng cây trái phép tại các khu vực, địa điểm dự kiến tuyến đường đi qua để chờ đền bù, UBND tỉnh Quảng Trị đã nắm bắt.

 "Đơn vị nào không chủ động chỉ đạo, giải quyết dứt điểm các vấn đề phát sinh, không báo cáo cụ thể để giải quyết các nội dung vượt quá thẩm quyền, thì đơn vị, địa phương đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm", ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 2 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 2 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 2 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.