Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Việt Nam sẽ chủ động được vaccine, thuốc, sinh phẩm để chuyển sang trạng thái bình thường mới

PV - 19:36, 13/10/2021

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ KH&CN, chiều 13/10.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Sẵn sàng, chủ động vaccine, thuốc điều trị, sinh phẩm để trở lại trạng thái bình thường mới. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Sẵn sàng, chủ động vaccine, thuốc điều trị, sinh phẩm để trở lại trạng thái bình thường mới. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19", trong đó xác định phải thực hiện đồng bộ các giải pháp y tế, hành chính, kinh tế - xã hội. Trong các giải pháp về y tế phải thực hiện đồng bộ cách ly, xét nghiệm, điều trị, vaccine phòng COVID-19.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu vaccine, sinh phẩm, thuốc, vật tư thiết bị phòng chống dịch bệnh chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tăng cường năng lực công nghiệp dược, trang thiết bị y tế.

Ngay từ đầu năm 2020, nhiều nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu đã được Bộ KH&CN, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp xác định, tham gia, thực hiện. Tới nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất được nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác chống dịch. Nghiên cứu sản xuất vaccine đã có những bước đi ban đầu rất nhanh, đạt kết quả tốt. Từ giữa năm 2021 chủ yếu tập trung các khâu thử nghiệm lâm sàng, xem xét cấp phép thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Từ giữa năm 2021, các doanh nghiệp tham gia tích cực vào nhận chuyển giao sản xuất sinh phẩm, vaccine, thuốc điều trị COVID-19 và Bộ Y tế đã cấp phép được sử dụng nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm, thuốc. Tới nay, theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam hoàn toàn chủ động được đối với sinh phẩm xét nghiệm theo công nghệ RT-PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên và dự kiến đầu năm 2022 sẽ chủ động được đối với vaccine.

Qua rà soát, các ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất cho rằng đến cuối năm 2021 Việt Nam sẽ chủ động được cơ bản nguồn vaccine, thuốc điều trị, sinh phẩm để đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ đang xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để phục vụ việc cấp phép cho vaccine phòng COVID-19. Ảnh: VGP/Đình Nam
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ đang xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để phục vụ việc cấp phép cho vaccine phòng COVID-19. Ảnh: VGP/Đình Nam

Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã báo cáo về tình hình nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất, cấp phép các loại vaccine, thuốc điều trị, sinh phẩm xét nghiệm.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, vừa qua lãnh đạo Bộ đã họp với Hội đồng Đạo đức nghiên cứu y sinh học quốc gia, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc và các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine… để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, sớm có vaccine sản xuất trong nước.

Hiện Bộ Y tế đang xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để phục vụ việc cấp phép cho vaccine phòng COVID-19 sản xuất trong nước, có tham khảo chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới.

Về thuốc điều trị, cùng với quá trình thử nghiệm lâm sàng, đánh giá hiệu quả, Bộ cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp dược trong nước làm việc với các đối tác để sớm có bản quyền, nhập khẩu nguyên liệu chuẩn bị sản xuất sau khi các loại thuốc được cấp phép chính thức.

Một số doanh nghiệp đã tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên và sau khoảng một tháng nữa sẽ đi vào hoạt động với giá thành dự kiến rất rẻ.

Các ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất cho rằng đến cuối năm 2021 Việt Nam sẽ chủ động được cơ bản nguồn vaccine, thuốc điều trị, sinh phẩm để đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới. Ảnh: VGP/Đình Nam
Các ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất cho rằng đến cuối năm 2021 Việt Nam sẽ chủ động được cơ bản nguồn vaccine, thuốc điều trị, sinh phẩm để đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới. Ảnh: VGP/Đình Nam

Thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ KH&CN tiếp tục khẩn trương triển khai chương trình nghiên cứu vaccine cho người đến năm 2030 và các chương trình, nhiệm vụ khoa học phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Cập nhật các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong phòng chống dịch COVID-19, chủ động triển khai các nhiệm vụ KH&CN theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Y tế khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý để thúc đẩy hiệu quả, thiết thực các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu, nhận chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, cấp phép… đặc biệt trong khâu thử nghiệm lâm sàng, cấp phép nhằm sớm chủ động được vaccine, thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị… phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan có dự báo tình hình diễn biến dịch bệnh, nhu cầu các loại vaccine, thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác chống dịch; căn cứ tình hình sản xuất trong nước để có phương án nhập khẩu, mua trong nước cụ thể (trên quy mô cả nước) bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả đồng thời khuyến khích phát triển công nghiệp y dược trong nước.

Đối với vaccine, Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu, ban hành, cập nhật hướng dẫn về tiêm vaccine đủ liều cho các lứa tuổi; tiêm tăng cường; tiêm kết hợp các loại vaccine… bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Xây dựng phương án cụ thể về nhập khẩu, mua trong nước đối với từng loại vaccine.

Để tăng độ bao phủ vaccine sớm đưa cuộc sống của nhân dân trở lại trạng thái bình thường mới, Bộ Y tế cần tăng cường chỉ đạo công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 (bao gồm kiểm định, phân bổ, tổ chức tiêm…) bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, công khai minh bạch.

Khẩn trương hướng dẫn tiêm vaccine cho người dưới 18 tuổi và tiêm tăng cường; đánh giá tổng thể nhu cầu vaccine (kể cả cho trẻ em); số lượng, tiến độ giao hàng vaccine đã ký kết nhập khẩu hoặc tiếp nhận viện trợ; tiến độ và công suất sản xuất vaccine trong nước… trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, mua trong nước bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.

Về thuốc điều trị, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế khẩn trương cập nhật các phác đồ điều trị từ sớm, điều trị tại nhà trong đó lưu ý kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, thúc đẩy thử nghiệm, cấp phép các loại thuốc điều trị, thuốc bổ trợ đặc biệt là thuốc điều trị từ sớm, điều trị tại nhà. Xây dựng phương án cụ thể nhập khẩu, mua trong nước đối với từng loại thuốc.

Liên quan đến bảo đảm nguồn sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm, Bộ Y tế khẩn trương cập nhật, hướng dẫn, cấp phép sử dụng các công nghệ xét nghiệm mới tiện dụng, hiệu quả hơn trên thế giới. Xây dựng phương án cụ thể nhập khẩu, mua đối với từng loại sinh phẩm, thiết bị. Xây dựng phương án người dân tự xét nghiệm. Cập nhật hướng dẫn người dân tự xét nghiệm mẫu đơn, mẫu gộp để định hướng các doanh nghiệp sản xuất các bộ kit xét nghiệm thuận tiện, tiết kiệm nhất.

Ngoài ra, Bộ Y tế khẩn trương bổ sung, cập nhật hướng dẫn sử dụng các loại vật tư, trang thiết bị phù hợp với điều kiện của hệ thống y tế các cấp. Xây dựng phương án cụ thể nhập khẩu, mua trong nước, mua dự phòng các loại vật tư, trang thiết bị cùng với phương án phân bổ trang thiết bị sau dịch bảo đảm chủ động, tiết kiệm nguồn lực. Đồng thời, khẩn trương cập nhật, hướng dẫn sử dụng các công nghệ, sinh phẩm khử khuẩn hiệu quả, ít ô nhiễm môi trường.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ KH&CN theo đúng chức năng, nhiệm vụ, chủ động giải quyết các đề xuất kiến nghị của các địa phương, các cơ sở y tế, các doanh nghiệp về cơ chế mua sắm, ưu đãi, thanh toán… Trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Media - BDT - 6 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Sức khỏe - Ngọc Thu - 24 phút trước
Ngày 20/5, tại thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế tỉnh Gia Lai phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng - chống bệnh dại năm 2025.
Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Giáo dục - Ngọc Thu - 24 phút trước
Ngày 20/5, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi các sở, ngành về việc chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại học đường.
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 26 phút trước
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.
Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông. Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 2 giờ trước
Từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bình Thuận đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích “kép”, vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS.
Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông. Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Trang địa phương - Minh Nhật - 19:26, 20/05/2025
Ngày 20/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”; cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” tỉnh Yên Bái năm 2025.
Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh kể về 3 lần được gặp Bác Hồ

Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh kể về 3 lần được gặp Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 17:08, 20/05/2025
Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh, tên thật là Yang Đêu, là người con dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm ), ở làng Tà Điệk, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định). Người dân thường hay gọi ông với cái tên trìu mến là “Danh Ba Na”, bởi lẽ ông giống như một “kho tư liệu sống” về văn hoá Ba Na. Ông cũng là một số ít người con của đồng bào Ba Na có vinh dự 3 lần được gặp Bác Hồ.
Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Tìm trong di sản - Anh Trúc - 16:59, 20/05/2025
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa tổ chức tiếp nhận hai chiếc áo dài của bà Đức Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.