Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Việt Nam-Nhật Bản đạt tiến triển mới trong hợp tác hạ tầng chiến lược

PV - 13:57, 01/05/2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida Fumio nhất trí cao về các phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược bước vào giai đoạn phát triển mới trên tinh thần "tình cảm, chân thành, tin cậy, thực chất, hiệu quả", trong đó, đạt bước tiến triển mới trong hợp tác hạ tầng chiến lược của Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida Fumio nhất trí cao về các phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược bước vào giai đoạn phát triển mới. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida Fumio nhất trí cao về các phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược bước vào giai đoạn phát triển mới. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Sáng ngày 1/5, ngay sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã có cuộc gặp gỡ báo chí thông báo kết quả hội đàm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Kishida Fumio thăm chính thức Việt Nam, thể hiện sự coi trọng của Nhật Bản trong quan hệ với Việt Nam cũng như tình cảm tốt đẹp mà Ngài Thủ tướng dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam.

Thủ tướng cho biết hai bên vừa có cuộc hội đàm rất hiệu quả, thực chất và thành công. Hai bên đánh giá những tiến triển tích cực trong việc triển khai các thỏa thuận cấp cao đạt được từ cuộc gặp gỡ giữa hai Thủ tướng tháng 11/2021 tại Tokyo, Nhật Bản; nhất trí cao về các phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ "Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á" bước vào giai đoạn phát triển mới trên tinh thần "tình cảm, chân thành, tin cậy, thực chất, hiệu quả".

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã có cuộc gặp gỡ báo chí thông báo kết quả hội đàm. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã có cuộc gặp gỡ báo chí thông báo kết quả hội đàm. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ

Hai bên đã đã thống nhất Bản cập nhật tiến độ hợp tác, rà soát việc triển khai các thỏa thuận cấp cao với một số kết quả chính như sau.

Trước hết, hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản trong giai đoạn mới thực chất, hiệu quả và sâu rộng hơn nữa; nhất trí tiếp tục triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường chất lượng, quy mô hợp tác; xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, chính trị, an ninh quốc - phòng và hợp tác trên các diễn đàn khu vực và quốc tế mà hai bên là thành viên.

Hai bên đạt bước tiến triển mới trong hợp tác phát triển hạ tầng chiến lược của Việt Nam; nhất trí tiếp tục hợp tác đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng giao thông, như các tuyến đường sắt đô thị và các công trình hạ tầng giao thông chiến lược mới như tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, tăng cường kết nối Việt Nam và Lào và định hướng hợp tác phát triển đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hai bên vừa có cuộc hội đàm rất hiệu quả, thực chất và thành công. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hai bên vừa có cuộc hội đàm rất hiệu quả, thực chất và thành công. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Hướng tới xuất khẩu nhãn tươi sang Nhật Bản vào tháng 9/2022

Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác phục hồi kinh tế hậu COVID-19, tăng cường kết nối hai nền kinh tế và chuỗi sản xuất - cung ứng, đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại, phát triển công nghiệp phụ trợ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, đô thị thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi năng lượng...; ưu tiên triển khai các sáng kiến mới phù hợp với quan tâm và lợi ích chung của hai bên như "đối tác hợp tác đổi mới công nghệ", "tăng cường chuỗi cung ứng", "chuyển đổi số".

Hai bên đang nỗ lực hoàn thành giai đoạn thử nghiệm biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật trên quả nhãn tươi Việt Nam trong tháng 6/2022, hướng tới mục tiêu xuất khẩu quả nhãn tươi Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vào tháng 9/2022.

Phía Nhật Bản cũng ghi nhận đề xuất của Việt Nam về việc tiếp tục mở cửa thị trường đối với các loại hoa quả khác của Việt Nam như bưởi, bơ, chôm chôm... Hai bên thống nhất thúc đẩy xuất khẩu quả nho của Nhật Bản sang thị trường Việt Nam.

Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ Việt Nam quyết tâm sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.

Cũng nhân dịp này, hai Thủ tướng đã chứng kiến các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước trao đổi 22 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Đây là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực.

Việt Nam - Nhật Bản nhất trí đẩy mạnh hợp tác phục hồi kinh tế hậu COVID-19, tăng cường kết nối hai nền kinh tế và chuỗi sản xuất - cung ứng. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Việt Nam - Nhật Bản nhất trí đẩy mạnh hợp tác phục hồi kinh tế hậu COVID-19, tăng cường kết nối hai nền kinh tế và chuỗi sản xuất - cung ứng. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tăng cường phối hợp duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực

Hai bên cũng trao đổi ý kiến thực chất về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như vấn đề Biển Đông, tình hình Ukraine và các thách thức an ninh phi truyền thống và các vấn đề khác.

Hai bên cam kết tăng cường phối hợp duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực; tái khẳng định tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông; thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 trong các hoạt động trên biển, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.

Về tình hình Ukraine, hai bên khẳng định tôn trọng nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nước; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; kêu gọi các bên kiên trì thúc đẩy đối thoại, đàm phán để tìm giải pháp hòa bình lâu dài.

Việt Nam đã bày tỏ quan điểm toàn diện về vấn đề nhân đạo tại Ukraine; sẵn sàng đóng góp tích cực cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo, tiến trình ngoại giao, đối thoại và đàm phán. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẽ hỗ trợ nhân đạo 500.000 USD cho Ukraine thông qua các tổ chức nhân đạo quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hai bên nhất trí phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước vào năm 2023 xứng tầm quan hệ; mở ra một trang sử mới, nâng tầm cao quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hai bên nhất trí phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước vào năm 2023 xứng tầm quan hệ; mở ra một trang sử mới, nâng tầm cao quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Mở ra một trang sử mới, nâng tầm cao quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản

Hai bên nhất trí phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản vào năm 2023 xứng tầm quan hệ; tăng cường hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, du lịch…, mở ra một trang sử mới, nâng tầm cao quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản.

Hai bên nhất trí cao tăng cường hợp tác đào tạo nhân lực. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cộng đồng gần 450.000 người Việt Nam tại Nhật Bản. Hai bên khẳng định sẽ hợp tác bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của cộng đồng người Việt Nam.

"Mong hai bên phối hợp để cộng đồng này tiếp tục phát triển ổn định, có đóng góp lớn hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của hai nước, góp phần là nhịp cầu hữu nghị giữa hai dân tộc", Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trước báo giới.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio: "Tôi có mối lương duyên với Việt Nam". Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio: "Tôi có mối lương duyên với Việt Nam". Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Kishida Fumio: "Tôi có mối lương duyên với Việt Nam"

Thủ tướng Kishida Fumio trân trọng sự đón tiếp trang trọng, nồng ấm mà phía Việt Nam dành cho đoàn; bày tỏ hết sức vui mừng được tới thăm Việt Nam trong vòng chưa đầy 1 năm kể từ khi đón tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Nhật vào tháng 11/2021.

Thủ tướng cho biết, ông đã đảm nhiệm vai trò là thành viên Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt trong suốt hàng chục năm qua. "Tôi có mối lương duyên với Việt Nam", ông nói.

Nhất trí với các phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông cho biết thêm, hai bên đã thảo luận các biện pháp hợp tác để thúc đẩy hợp tác giai đoạn hậu COVID-19 thực chất hơn nữa. Trong đó, hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuyển đổi số và hợp tác công nghệ trong khuôn khổ sáng kiến tương lai châu Á của Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật cũng cho biết hai bên sẽ nỗ lực sớm hoàn thành dự án đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh; hợp tác nâng cao kỹ năng của các thực tập sinh Việt Nam tại Nhật; Nhật Bản hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, thúc đẩy dự án vệ tinh quan sát Trái Đất của Việt Nam với độ phân giải cao; tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng, bảo đảm an ninh mạng…

"Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức mở ra vận hội mới cho quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam–Nhật Bản", Thủ tướng Nhật Bản cho biết.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chứng kiến Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trao đổi Bản ghi nhớ về chuyển đổi số. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chứng kiến Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trao đổi Bản ghi nhớ về chuyển đổi số. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trao đổi 21 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Cũng tại đây, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước trao đổi 21 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực; minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của hợp tác Việt Nam - Nhật Bản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chứng kiến Tập đoàn Sovico với Tập đoàn Marubeni Corporation và TJERA Co., Inc về phát triển hạ tầng, giải pháp đô thị sáng tạo,... Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chứng kiến Tập đoàn Sovico với Tập đoàn Marubeni Corporation và TJERA Co., Inc về phát triển hạ tầng, giải pháp đô thị sáng tạo,... Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trong đó có các thỏa thuận hợp tác như: Công hàm trao đổi cho khoản vay lần 2 Dự án Phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất; Bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về chuyển đổi số; Biên bản hợp tác ngăn ngừa gián đoạn chuỗi cung ứng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản; Phụ lục hợp đồng số 19 Hợp đồng tư vấn chung thuộc dự án Xây dựng đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh tuyến số 1; Bản ghi nhớ giữa Cục Đầu tư ngước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản về tăng cường hợp tác nhằm thu hút các dự án đầu tư thế hệ mới của Nhật Bản tại Việt Nam; Tập đoàn Sovico với Tập đoàn Marubeni Corporation và TJERA Co., Inc về phát triển hạ tầng, giải pháp đô thị sáng tạo và giá cơ hội cung cấp khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) cho các dự án điện LNG.../.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 5 phút trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 2 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 2 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 2 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.