Báo Dân tộc và Phát triển điện tử ngày 5/4/2021 đăng tải bài viết: “Uống rượu “Khát vọng”- Một kiểu câu khách cần lên án”. Bài viết phản ánh nhiều nhà hàng, điểm du lịch ở một số tỉnh miền núi phía Bắc xuất hiện cách uống rượu “khát vọng” mang tính chất lố bịch, dung tục trong những cuộc trà dư tửu hậu; không phải là bản sắc văn hóa của dân tộc Thái như nhiều người ngộ nhận. Sau khi báo phát hành đã nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả, trong đó có không ít người là luật sư, cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa. Báo Dân tộc và Phát triển xin chuyển đến bạn đọc một số ý kiến tiêu biểu.
Bạn đọc -
Hiếu Anh -
10:02, 15/01/2020 Đã từ lâu, uống rượu, bia trở thành một tập quán khó bỏ của nhiều người dân sống ở vùng DTTS và miền núi. Nguy cơ khu vực này có thể trở thành “vùng trũng” Luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Tuy nhiên, khó đến mấy cũng cần phải nỗ lực lấp đầy để bảo đảm an toàn cho người dân.
Thời gian qua, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, chủ yếu là Sơn La và Điện Biên có nhiều nhà hàng, điểm du lịch xuất hiện cách uống rượu “khát vọng” mang tính chất lố bịch, dung tục trong những cuộc trà dư tửu hậu. Đáng tiếc là, cách uống rượu ấy lại được "gắn mác" là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Thái. Chính việc làm tùy tiện vì mục đích chạy theo lợi nhuận này đã gây nên bức xúc, phản đối của công đồng xã hội, đặc biệt là đồng bào dân tộc Thái.
Trong những năm gần đây, trong các cuộc tiếp khách của một số đội văn nghệ tại các bản văn hóa Thái ở Điện Biên có kiểu uống rượu được gắn cho cái tên rất hài hước, đó là uống rượu kiểu khát vọng: khát vọng 1; khát vọng 2; khát vọng 3...., hay uống rượu theo kiểu Thái Tây Bắc... Liệu có phải đây là nét văn hóa uống rượu của người dân tộc Thái thời ông cha ta truyền lại cho thế hệ con cháu mình hay không?
Người Nùng ở Cao Bằng có tục uống rượu bằng thìa trong các dịp đám cưới, vào nhà mới, mừng thọ hoặc mỗi khi có khách đến chơi nhà hay có thức ăn ngon, thìa rượu luôn “mở đầu câu chuyện”.