Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy giá trị văn hóa các DTTS

ThS. Ngô Hảo Nhi - Học viện Chính trị khu vực I - 08:12, 22/01/2023

Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với biết bao những thăng trầm của lịch sử. Từ đó, dân tộc Việt Nam đã sáng tạo ra nền văn hóa vô cùng phong phú và là cái nôi sản sinh ra nhiều danh nhân văn hóa. Một trong những danh nhân văn hóa đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng, nhà văn hóa vĩ đại của Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thổi chiếc khèn do đồng bào Yên Châu tặng kỷ niệm trong chuyến thăm Nhân dân các dân tộc Tây Bắc, ngày 7 tháng 5 năm 1959.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thổi chiếc khèn do đồng bào Yên Châu tặng kỷ niệm trong chuyến thăm Nhân dân các dân tộc Tây Bắc, ngày 7 tháng 5 năm 1959.

Đồng thời, Người còn là Danh nhân văn hóa thế giới và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc và nhân loại. Trong kho tàng tư tưởng của Người, hệ thống quan điểm về giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các DTTS luôn tỏa sáng và có giá trị to lớn đối với các thế hệ người dân Việt Nam.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc giữ gìn phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ, chữ viết của cộng đồng các dân tộc. Theo Người, để giữ gìn thuần phong mỹ tục thì phải trân trọng, kế thừa, phát huy những gì tốt, quý báu và loại bỏ những gì là hủ tục lạc hậu, truyền thống không phù hợp. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý còn cái gì mới mà hay, thì ta phải tiếp thu.

Bên cạnh đó, Người căn dặn đồng bào nâng cao tinh thần đoàn kết, không phân biệt đối xử giữa dân tộc này với dân tộc khác để từ đó tạo nên sức mạnh cùng vượt qua mọi khó khăn: “Cũng ví như một bó que, đây là đồng bào Kinh, Thái, Mèo, Xá, Puộc, Mán, Mường. Từng cái một có thể bẻ gãy, bây giờ đoàn kết lại thế này có ai bẻ gãy được không”. Đồng thời, văn hóa do con người tạo ra và văn hóa phục vụ chính đời sống con người. Cho nên, chủ thể giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của DTTS bao gồm: Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cán bộ văn hóa và đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào DTTS được thể hiện những nội dung cơ bản là: Gìn giữ và phát triển truyền thống yêu nước, thuần phong mỹ tục, ngôn ngữ, chữ viết và nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc; bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa dân tộc; tiếp thu, giao thoa văn hóa các dân tộc, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc mình; chống văn hóa lai căng, khép kín, bảo thủ, hủ tục, lạc hậu, mê tín dị đoan; giáo dục và nâng cao dân trí đồng bào; định hướng tư tưởng, mỹ cảm và đạo đức cho thế hệ trẻ đồng bào các DTTS; xây dựng, phát triển đa dạng hóa các loại hình văn học, nghệ thuật. Đến nay, những nội dung chỉ dẫn của Người vẫn còn nguyên giá trị và phù hợp với đời sống thực tiễn ở Việt Nam.

Chính vì vậy, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS là công việc cần được thực hiện lâu dài và cần phải có sự tham gia của cả cộng đồng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước tiên cần phải “đánh thông tư tưởng của cán bộ, đoàn viên, rồi đến Nhân dân”, nghĩa là phải nâng cao nhận thức về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cán bộ, đoàn viên, Nhân dân thông qua tuyên truyền, vận động, giáo dục. Đồng thời, theo Người, để giữ gìn thuần phong mỹ tục, cán bộ lãnh đạo phải: “Ra sức bồi dưỡng, giáo dục và cất nhắc cán bộ địa phương, cán bộ dân tộc” bởi cán bộ địa phương, cán bộ dân tộc sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cán bộ vùng khác, họ sẽ hiểu phong tục tập quán của đồng bào hơn và sẽ toàn tâm toàn ý để thực hiện công việc do cấp ủy giao phó. Vì vậy, mỗi cán bộ địa phương cần phải cố gắng học tập, tu dưỡng rèn luyện để tham gia công tác giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc. Từ đó, các dân tộc anh em tự quản lý lấy mọi công việc của mình để mau chóng phát triển kinh tế, văn hóa và thực hiện các dân tộc bình đẳng về mọi mặt.

Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khuyến khích đồng bào các dân tộc phải ra sức học tập văn hóa, tiếp thu, vận dụng có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu văn hóa cho dân tộc mình. Vì vậy, đồng bào không nên bảo thủ, chỉ giữ văn hóa truyền thống của mình bởi như vậy, văn hóa dân tộc sẽ trở nên lạc hậu không tiến kịp với thời đại. Do đó, việc tiếp thu văn hóa mới là cần thiết.

Từ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS đã chứng minh tư tưởng của Người chứa đựng những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Vì thế, những tư tưởng của Người đã trở thành nền tảng lý luận cho chủ trương, đường lối chiến lược và chính sách phát triển văn hóa dân tộc nhằm xây dựng và phát triển đa dạng, phong phú về văn hóa các dân tộc trong một thể thống nhất của hệ giá trị văn hóa Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào các dân tộc ở Dur Kmăl khắc ghi lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào các dân tộc ở Dur Kmăl khắc ghi lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2018, đồng bào các dân tộc xã căn cứ cách mạng Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk luôn dành tình cảm trân quý đến nhà lãnh đạo tài ba, dành trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Ghi nhớ lời dạy của Tổng Bí Thư, chính quyền và Nhân dân các dân tộc xã Dur Kmăl luôn đoàn kết, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 07:11, 26/07/2024
Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Sắc màu 54 - Hoài Lê - 06:46, 26/07/2024
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.