Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tự hào những mùa Xuân có Đảng

Sỹ Hào - 18:21, 18/01/2021

Xuân này là mùa Xuân thứ 91 kể từ mùa Xuân đầu tiên Nhân dân ta có Đảng. Niềm tự hào càng thêm dâng trào trước những thành tựu vượt bậc của đất nước trong một năm Canh Tý đầy khó khăn; bồi đắp thêm niềm tin của gần một trăm triệu người dân Việt Nam, trong đó có hơn 14 triệu đồng bào các DTTS trên mọi miền Tổ quốc, chào đón sự kiện trọng đại của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân – Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 15 - 18/12/1986 đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước (Ảnh tư liệu)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 15 - 18/12/1986 đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước (Ảnh tư liệu)

Nhân dân cả nước đang phấn khởi bước vào Xuân Tân Sửu 2021 với niềm tin ngày càng thêm vững chắc về sự phát triển bền vững của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những kỳ vọng về một Việt Nam thịnh vượng đã được các tầng lớp Nhân dân gửi gắm vào những quyết sách trong dự thảo các văn kiện sẽ trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra cuối tháng 1 này.

Niềm tin ấy là sắt son bởi Đại hội XIII của Đảng xác định đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới với tư duy mới, tầm nhìn mới. Dự tháo báo cáo chính trị sẽ được trình tại Đại hội lần này đã đưa ra những mục tiêu phát triển đất nước rất cụ thể.

Đó là, đến năm 2025 đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, Đảng ta xác định đưa đất nước trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Hướng tới Đại hội lần thứ XIII, nhìn lại 12 kỳ Đại hội của Đảng ta để thấy được những bước phát triển mạnh mẽ của đất nước, của Đảng sau mỗi kỳ Đại hội. Đặc biệt là từ Đại hội VI (tháng 12/1986), là kỳ Đại hội có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; là Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.

Diện mạo mới ở vùng DTTS và miền núi (Ảnh minh họa)
Diện mạo mới ở vùng DTTS và miền núi (Ảnh minh họa)

Tiến trình đổi mới toàn diện đất nước đã được Đảng ta đánh giá, nhìn lại tại Đại hội lần thứ XII (tháng 1/2016). Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nhỏ bé, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ 14 tỷ USD và GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 250 USD trong những năm đầu đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo, chuyển sang thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2020, quy mô GDP của nước ta đạt 268,4 tỷ USD; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.750 USD.

               (Theo Dự thảo Báo cáo chính trị tháng 10-2020 trình Đại hội XIII của Đảng)

Và trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực của đất nước thêm một lần nữa khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của đường lối đổi mới của Đảng ta. Trong bối cảnh thế giới có nhiều khủng hoảng, đặc biệt năm 2020, nhiều quốc gia tăng trưởng âm, nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng dương. 10 năm gần đây (2010 – 2020), Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng vào loại khá cao, ở mức 5,9%/năm.

Đó là dấu ấn về kinh tế. Còn trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, Việt Nam luôn coi trọng củng cố, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển; về đối ngoại, vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao… Những thành tựu đó càng khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; qua đó củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Sự đổi mới toàn diện của đất nước còn được thể hiện ở sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền và cộng đồng các dân tộc anh em; là sự phát triển vượt bậc ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chỉ tính những thành tựu về tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trong 10 năm gần đây cũng thấy rõ điều này.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam được tổ chức thường niên góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc (Ảnh TL)
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam được tổ chức thường niên góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc (Ảnh TL)

Hiện nay, có dịp đi đến tận cùng địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nơi tuyến đầu Tổ quốc, chúng ta được chứng kiến sự đổi thay trên mỗi bản, làng, thôn xóm, buôn sóc. Nhiều con đường mới được mở ra, những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nở rộ. Rồi các lễ hội văn hóa, du lịch cộng đồng không ngừng được quảng bá, phát triển, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế- xã hội địa phương…

Theo báo cáo điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019, đã có 98,6% số thôn vùng DTTS và miền núi được tiếp cận điện (97,2% số thôn được sử dụng điện lưới quốc gia); 90% số thôn có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa; 99,6% trạm y tế xã được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố; 83,5% số thôn có nhân viên y tế thôn, bản; có 99,8% hộ DTTS đã có nhà ở; 96,7% hộ DTTS sử dụng điện lưới thắp sáng; 81,5% hộ DTTS sử dụng ti vi; 92,5% hộ DTTS sử dụng điện thoại cố định, di động, máy tính bảng…

Sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới đến nay, vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc và công tác dân tộc ngày càng được Ðảng ta khẳng định, bổ sung toàn diện, đầy đủ hơn.

Điều này được thể hiện trong từng văn kiện của Đảng, nhằm định hướng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, làm cơ sở cho Nhà nước thể chế hóa thành chính sách dân tộc. Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX cho thấy, chỉ tính từ năm 2010 đến năm 2019, Quốc hội đã thông qua 42 luật với 96 điều đề cập liên quan đến đồng bào DTTS, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn trên tất cả các lĩnh vực.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã cụ thể hóa thành các chính sách dân tộc, với hàng trăm chương trình, dự án đã và đang triển khai ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Theo tổng hợp của Ủy ban Dân tộc, vùng DTTS và miền núi hiện có 118 chương trình, chính sách đang còn hiệu lực; trong đó có 54 chính sách trực tiếp cho đồng bào DTTS, 64 chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào DTTS sinh sống ở miền núi…

Kỳ vọng lớn đối với hơn 14 triệu đồng bào DTTS là, sau khi nghe Chính phủ báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi (2016 - 2018), tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2018), Quốc hội khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 74/2018/QH14, trong đó quyết nghị giao Chính phủ xây dựng Đề án Tổng thể  phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn (gọi tắt là Đề án Tổng thể). 

Niềm vui vỡ òa khi ngày 18/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án Tổng thể. Đề án Tổng thể sau đó đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tại Nghị quyết 120/2020/NQ/QH14 ngày 19/6/2020; được Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai tại Quyết định số  1409/QĐ-TTg ngày 15/9/2020. Đây là sự kiện mang dấu ấn lịch sử trong lĩnh vực công tác dân tộc, tiếp thêm niềm tin mới, kỳ vọng mới vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi trong giai đoạn mới.

Những thành tựu phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng như niềm tin về một bước phát triển mới đã được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 - nơi kết nối “ý Đảng, lòng Dân”. Cũng chính tại Đại hội này đã tập hợp, lan tỏa niềm tin của hơn 14 triệu đồng bào các DTTS Việt Nam hướng về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, với khát vọng cùng xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cảnh giác với chiêu trò tung tin "sáp nhập tỉnh" để thổi giá đất

Cảnh giác với chiêu trò tung tin "sáp nhập tỉnh" để thổi giá đất

Những ngày gần đây, dù chưa có quyết định chính thức về phương án sáp nhập tỉnh, nhưng thị trường bất động sản tại các khu vực dự kiến sáp nhập đã có nhiều biến động. Thông tin nhiễu loạn khiến người dân và giới đầu tư ráo riết săn lùng quỹ đất, tạo nên cơn sốt ảo.
Sắc lê cao nguyên trắng

Sắc lê cao nguyên trắng

Photo - Tráng Xuân Cường - 12 phút trước
Mùa hoa lê trắng Bắc Hà đang thì bung nở, nhuộm sắc trắng tinh khôi mê hồn, quyến rũ gọi mời du khách. Các vườn, đồi lê, nhất là Trại rau quả huyện, các bạn trẻ, nườm nượp ghé thăm trải nghiệm Check-in, chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn màu trắng tinh khôi của hoa lê khoe sắc trên Cao nguyên trắng Bắc Hà, Lào Cai.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở nữ giới

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở nữ giới

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Theo xếp loại của Globocan (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế), với gần 17.000 ca mắc mới mỗi năm, ung thư đại trực tràng đã vượt ung thư dạ dày, trở thành loại phổ biến thứ 4 tại Việt Nam. Riêng ở phụ nữ, ung thư đại trực tràng xếp hàng thứ 3, sau ung thư vú và phổi.
495 huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính với trên 46 triệu thửa đất

495 huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính với trên 46 triệu thửa đất

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cả nước hiện có 495/696 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính với trên 46 triệu thửa đất đưa vào vận hành phục vụ công tác quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người dân, doanh nghiệp.
54 địa phương phê duyệt nhu cầu nhà tạm, nhà dột nát cần xóa trong năm 2025

54 địa phương phê duyệt nhu cầu nhà tạm, nhà dột nát cần xóa trong năm 2025

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chính phủ vừa điều chỉnh mục tiêu đến ngày 31/10/2025, sẽ cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Hiện có 54 địa phương đã phê duyệt nhu cầu nhà tạm, nhà dột nát cần xóa.
Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ngôi cổ tự ở Bắc Ninh. Tiềm năng du lịch cộng đồng ở Bàu Ếch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ngôi cổ tự ở Bắc Ninh. Tiềm năng du lịch cộng đồng ở Bàu Ếch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Thời sự - Minh Nhật - 5 giờ trước
Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máycủa hệ thống chính trị.
Lời mời gọi từ Thái Nguyên...

Lời mời gọi từ Thái Nguyên...

Phóng sự - Thanh Hải - 21:44, 17/03/2025
Tôi chưa từng đặt chân lên con tàu du lịch nối Hà Nội với Thái Nguyên. Nhưng, lời giới thiệu rất đỗi thiết tha từ nữ cán bộ của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Thái Nguyên, thì thật tâm cũng rất muốn ngồi trên chính con tàu hỏa ấy để đến vùng đất bên dòng sông Cầu. Lời giới thiệu như những tiếng lòng, thôi thúc, mời gọi đến khó chối từ.
Ba Chẽ (Quảng Ninh): Cần quan tâm giải bài toán đầu tư trạm tiếp sóng viễn thông ở thôn, bản

Ba Chẽ (Quảng Ninh): Cần quan tâm giải bài toán đầu tư trạm tiếp sóng viễn thông ở thôn, bản

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 21:35, 17/03/2025
Theo phản ánh của người dân, hiện nay tại một số thôn của huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) vẫn trong tình trạng “lõm” sóng di động. Điều này đã gây không ít khó khăn cho việc liên lạc cũng như tiếp cận chuyển đổi số đối với người dân, chính quyền; cũng như ảnh hưởng không ít đến việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Độc đáo nghệ thuật trang trí cây nêu trong văn hóa người Co ở Quảng Ngãi

Độc đáo nghệ thuật trang trí cây nêu trong văn hóa người Co ở Quảng Ngãi

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 21:34, 17/03/2025
Cây nêu, bộ gu và trang trí cây nêu, là biểu tượng tâm linh, nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của người Co, bởi nó có một vị trí đặc biệt quan trọng và xuyên suốt không thể thiếu trong đời sống tinh thần và hoạt động lễ hội như lễ hội ăn trâu, múa cà đáo, múa cồng chiêng... Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng huyện Trà Bồng (18/3/1975 – 18/3/2025), UBND huyện đã tổ chức hoạt động trưng bày trang trí cây nêu của dân tộc Co trên địa bàn huyện.
Lào Cai: Tập trung nguồn lực, khẩn trương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm

Lào Cai: Tập trung nguồn lực, khẩn trương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 21:28, 17/03/2025
Là tỉnh vùng cao còn nhiều khó khăn lại hứng chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3; tuy nhiên, với quyết tâm chính trị cao nhất, tỉnh Lào Cai đang phấn đấu đến hết tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.