Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tổng Bí thư: Năm 2022 đạt nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2021

PV - 14:41, 03/01/2023

Cần chủ động đối với mọi tình huống, nhất là những khó khăn, thách thức mới phát sinh; tuyệt đối không chủ quan, thoả mãn với những kết quả, thành tích đã đạt được vì mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đề ra cho năm 2023 và cả nhiệm kỳ khoá XIII là rất cao, trong khi đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức lớn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương sáng 3/1 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương sáng 3/1 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh yêu cầu trên đối với các cấp, các ngành trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kết luận của của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.

Ngược dòng thời gian, nhớ lại Hội nghị Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2021 cũng ở chính hội trường này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: "Tôi có nêu mong muốn và chúc Chính phủ, chính quyền các cấp cố gắng, nỗ lực phấn đấu để năm 2022 phải đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2021. Hội nghị đã vỗ tay tỏ ý đồng tình, ủng hộ rất mạnh mẽ, với quyết tâm và khí thế rất cao". Giờ đây, khi tổng kết đánh giá, nhìn lại năm 2022, Tổng Bí thư nhìn nhận: "Năm 2022 chúng ta đã cơ bản đạt được điều mong ước và lời chúc đó".

Nêu bật những kết quả cụ thể đạt được về kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, đối ngoại, xây dựng và chỉnh đốn Đảng… trong năm 2022, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh, biểu dương và chân thành cảm ơn Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng các doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và đồng bào, chiến sĩ cả nước về những nỗ lực phấn đấu, kết quả, thành tích đạt được trong năm 2022.

Nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo

Để tiếp tục phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng Hội nghị cần nhìn thẳng vào sự thật, tập trung phân tích thấu đáo, khách quan, tạo sự thống nhất cao về đánh giá, phân tích tình hình, nguyên nhân và rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta có thể tiếp tục kế thừa, phát huy 3 bài học đã rút ra được tại các Hội nghị trước. Đó là: (1) Kế thừa, phát huy những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua hơn 35 năm đổi mới và những kết quả toàn diện đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay. (2)Tăng cường sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Cả hệ thống chính trị, bao gồm các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể kiên quyết, kiên trì đổi mới sáng tạo, phối hợp, kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ, bài bản hơn nữa trong việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc phát huy đầy đủ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân; giải quyết kịp thời, đúng đắn, sát hợp và có hiệu quả các vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là các vấn đề quan trọng, nhạy cảm, bức xúc xã hội. (3) Tranh thủ được sự đồng thuận, đồng tình, ủng hộ, cổ vũ, động viên, góp ý kịp thời của cán bộ, đảng viên, các đồng chí lão thành, các tầng lớp nhân dân, các cơ quan thông tin, báo chí,... tạo nên sức mạnh tổng hợp, đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tổng Bí thư đã bổ sung bài học mới, cụ thể của năm nay (bài học thứ 4), đó là: Nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo; chủ động, nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới của tình hình; kịp thời, quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề; việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; thích ứng linh hoạt với các tình huống mới phát sinh. Chú trọng hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tranh thủ mọi thời cơ để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững hơn. Kịp thời phát hiện và có chủ trương, biện pháp phù hợp kiên quyết khắc phục những khó khăn, những việc khó, việc mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bổ sung bài học mới cho năm 2023, đó là: Nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo; chủ động, nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới của tình hình; kịp thời, quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề; việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; thích ứng linh hoạt với các tình huống mới phát sinh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bổ sung bài học mới cho năm 2023, đó là: Nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo; chủ động, nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới của tình hình; kịp thời, quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề; việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; thích ứng linh hoạt với các tình huống mới phát sinh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giữ vững đà phục hồi, tăng trưởng nhanh và bền vững

Nhấn mạnh năm 2023 là năm thứ 3, năm bản lề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Trung ương Đảng đã có Kết luận, Quốc hội đã có Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cho năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Cụ thể là cần chủ động đối với mọi tình huống, đặc biệt là những khó khăn, thách thức mới phát sinh; tuyệt đối không chủ quan, thoả mãn với những kết quả, thành tích đã đạt được, vì mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đề ra cho năm 2023 và cả nhiệm kỳ khoá XIII là rất cao, trong khi đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức lớn.

Đồng thời, cần quán triệt thật sâu sắc hơn nữa, tổ chức thực hiện thật nghiêm, thật tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và luật pháp, chính sách của Nhà nước về phát triển nhanh và bền vững.

Chú trọng củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế. Tập trung ưu tiên cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; giải quyết có hiệu quả những khó khăn, hạn chế, yếu kém cả trước mắt lẫn lâu dài của nền kinh tế để giữ vững đà phục hồi, tăng trưởng nhanh và bền vững, thực chất hơn; tạo chuyển biến mạnh hơn trong việc thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,... gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hoá, xã hội, hài hoà và ngang tầm với phát triển kinh tế; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá nông thôn, đô thị, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; khẩn trương xử lý, khai thông việc cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc chữa bệnh, vật tư, thiết bị y tế; bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nâng cao hiệu quả của các thiết chế văn hoá, nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hoá tốt đẹp...

Cần tiếp tục củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động; tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ.

Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết, tranh thủ tối đa lợi ích mà các hiệp định này có thể đem lại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Nội dung phát biểu chỉ đạo rất tình cảm, nồng ấm, tâm huyết, sâu sắc, tổng thể, toàn diện trên các lĩnh vực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo thêm động lực, truyền cảm hứng, là nguồn động viên, chia sẻ, khích lệ to lớn và là những đánh giá sát thực, tư tưởng chỉ đạo, định hướng xuyên suốt cho Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trên cả nước triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và những năm sắp tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Nội dung phát biểu chỉ đạo rất tình cảm, nồng ấm, tâm huyết, sâu sắc, tổng thể, toàn diện trên các lĩnh vực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo thêm động lực, truyền cảm hứng, là nguồn động viên, chia sẻ, khích lệ to lớn và là những đánh giá sát thực, tư tưởng chỉ đạo, định hướng xuyên suốt cho Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trên cả nước triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và những năm sắp tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Xây dựng Chính phủ, chính quyền các địa phương thật sự trong sạch, vững mạnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đặc biệt là hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng Chính phủ, chính quyền các địa phương thật sự trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết; thật sự vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người vướng vào tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn.

Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hoá, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức.

Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để "không thể, không dám, không muốn tham nhũng". Đồng thời, chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, lo ngại rằng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí, làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn" trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

"Với những kết quả, thành tựu đã đạt được trong năm 2022 và từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tôi tin tưởng và tha thiết mong rằng, sau Hội nghị này, với niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, Chính phủ và chính quyền các địa phương sẽ cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đoàn kết, phấn đấu với quyết tâm và nỗ lực cao hơn nữa; năng động, sáng tạo hơn nữa để tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức; hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2023 và cả nhiệm kỳ khoá XIII, góp phần xây dựng đất nước thân yêu của chúng ta ngày càng phát triển, cường thịnh; ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, như Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong đợi", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh và mong muốn: "Năm 2023 nhất định phải đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022".

Triển khai ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư bằng những hành động cụ thể

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ Hội nghị rất vinh dự được chào mừng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian quý báu tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Nội dung phát biểu chỉ đạo rất tình cảm, nồng ấm, tâm huyết, sâu sắc, tổng thể, toàn diện trên các lĩnh vực của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo thêm động lực, truyền cảm hứng, là nguồn động viên, chia sẻ, khích lệ to lớn và là những đánh giá sát thực, tư tưởng chỉ đạo, định hướng xuyên suốt cho Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trên cả nước triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và những năm sắp tới.

Tập thể Chính phủ, từng thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xin lĩnh hội đầy đủ, quán triệt sâu sắc và nghiêm túc triển khai ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư bằng những hành động cụ thể, sản phẩm rõ ràng, thiết thực, lượng hoá được. Những ý kiến chỉ đạo của đồng chí sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm, tiếp thêm sức mạnh để chúng ta tiếp tục nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành quả cao hơn trong thời gian tới.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng trân trọng cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sát, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt là của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đồng hành của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp và bạn bè quốc tế đối với mọi mặt hoạt động của Chính phủ và hệ thống  chính quyền địa phương các cấp.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, việc cả nước nỗ lực vượt bậc, thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 có ý nghĩa quan trọng, rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, như đồng chí Tổng Bí thư đã căn dặn, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn, say sưa với kết quả, thành tích đã đạt được mà phải kế thừa, phát huy tối đa thành quả của công cuộc đổi mới, các nhiệm kỳ trước đây, kết quả từ đầu nhiệm kỳ đến nay để tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực để tiếp tục "biến nguy thành cơ", vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững.Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh bước vào năm 2023, năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển 5 năm 2021-2025, với phương châm "Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; chủ động, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả", Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xin hứa với Đảng, Nhà nước, nhân dân và đặc biệt với đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra ngay từ đầu năm, dứt khoát không để bất ngờ, đột xuất về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, không để mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Với tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, Chính phủ, từng thành viên Chính phủ, từng đồng chí tư lệnh ngành, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và trước Nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, khơi dậy khát vọng, thúc đẩy tinh thần hăng say, nhiệt huyết cống hiến, đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương, cùng cả nước nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước tiến lên, giành nhiều thắng lợi mới theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và đặc biệt là chỉ đạo tâm huyết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng./.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 19:08, 03/05/2024
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 14:18, 03/05/2024
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 13:25, 03/05/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 10:31, 03/05/2024
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 10:22, 03/05/2024
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 10:02, 03/05/2024
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 09:40, 03/05/2024
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:36, 03/05/2024
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.