Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác dân tộc

Hoài Dương - 07:20, 20/09/2019

Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 có nhiệm vụ đánh giá toàn diện tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2014-2019, rút ra những bài học thực tiễn sâu sắc, đề ra các chương trình hành động thiết thực, hiệu quả trong nhiệm kỳ mới. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Hầu A Lềnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xung quanh hoạt động của MTTQ Việt Nam về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác dân tộc

Ông Hầu A Lềnh trình bày Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2014-2019 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX.

Ông có thể chia sẻ những dấu ấn nổi bật trong công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2014-2019?

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2014-2019, trong 5 năm qua, MTTQ Việt Nam đã triển khai có trọng tâm, trọng điểm các cuộc vận động, phong trào thi đua; qua đó khơi dậy mạnh mẽ tinh thần thi đua, lao động sáng tạo của Nhân dân và sự chung sức của cả cộng đồng tham gia phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững.

Công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước được quan tâm; vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được tăng cường. Hoạt động đối ngoại Nhân dân của Mặt trận và các tổ chức thành viên ngày càng mở rộng và đa dạng, đóng góp hiệu quả cho công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, tăng cường tin cậy chính trị, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hoạt động của Mặt trận ngày càng đổi mới và hướng mạnh về cơ sở. Việc hoàn thiện cơ chế, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tạo tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận trong thời kỳ mới.

Trong những năm qua, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của công tác phối hợp này?

Trong nhiệm kỳ qua, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp công tác với Ủy ban Dân tộc. Chương trình phối hợp đã góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.

Đặc biệt, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố đã phối hợp với Ban Dân tộc hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã, Ban Công tác Mặt trận thực hiện quy trình lựa chọn, bình xét, lập danh sách hơn 34.000 Người có uy tín trong đồng bào DTTS, phối hợp tổ chức nhiều hình thức phát huy vai trò Người có uy tín.

Qua đó đã nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc, cùng với cơ chế, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước đã giúp cho kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi từng bước phát triển; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, với Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc ở vùng DTTS và miền núi.

Nhiệm kỳ 2014-2019, MTTQ Việt Nam đã đạt được những kết quả gì trong công tác tham gia xây dựng và giám sát việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc?

Những năm qua, MTTQ Việt Nam các cấp đã tăng cường công tác tham gia xây dựng và giám sát việc triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, góp phần tạo điều kiện phát triển vùng DTTS và miền núi.

Ở cấp Trung ương, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức khảo sát tình hình kinh tế-xã hội, văn hóa của 5 DTTS có dân số dưới 1.000 người (Si La, Pu Péo, Ơ-đu, Brâu và Rơ Măm); tổ chức các lớp tập huấn về “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong đồng bào DTTS”; tổ chức khảo sát, đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện các chính sách về cử tuyển; phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ… ở vùng DTTS và miền núi.

Ở các địa phương, công tác giám sát việc thực hiện các chính sách dân tộc được MTTQ chú trọng triển khai. Như tỉnh Ninh Thuận tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách về giao đất sản xuất, giao rừng; tỉnh Quảng Trị tổ chức giám sát chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt; tỉnh Cao Bằng phối hợp giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, xóa nhà dột nát, các chương trình cho vay vốn lãi suất ưu đãi; tỉnh Vĩnh Phúc, Lâm Đồng giám sát tình hình tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…

Trong nhiệm kỳ 2019-2024, MTTQ Việt Nam đề ra phương hướng, giải pháp cụ thể nào để cùng các bộ, ngành, địa phương thúc đấy phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi, thưa ông?

Nhiệm kỳ 2019-2024, MTTQ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Kết luận số 1 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác dân tộc” với những giải pháp cụ thể.

Trong đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên sẽ đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; về đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi; các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận phát động;… Hình thức tuyên truyền được triển khai đa dạng, vừa kết hợp các hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, vừa qua tài liệu, tờ rơi, đội thông tin lưu động, các hoạt động văn hóa, thể thao, các hội thi, đối thoại tiếp xúc của cán bộ Mặt trận với đồng bào…

Ủy ban MTTQ Việt Nam tiếp tục chủ động giám sát và chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị rà soát, giám sát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung các chính sách đã ban hành; tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế, giữ gìn phát triển văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc; chương trình, kế hoạch về xóa đói, giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS, đặc biệt đối với những DTTS rất ít người; tranh thủ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam để thu hút thêm nguồn lực, góp phần thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; tham gia xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác, góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên sẽ tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp từ Trung ương đến cơ sở trong việc xây dựng những mô hình, điển hình trong thực hiện các nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở vùng đồng bào DTTS; quan tâm xây dựng và nhân rộng các điển hình, mô hình trong các lĩnh vực về chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh, xây dựng trang trại, đồi rừng… giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS…

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 08:42, 28/03/2024
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 08:37, 28/03/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 08:33, 28/03/2024
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 08:25, 28/03/2024
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 08:24, 28/03/2024
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 08:20, 28/03/2024
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 08:17, 28/03/2024
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 08:05, 28/03/2024
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 07:53, 28/03/2024
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 07:34, 28/03/2024
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.