Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển

PV - 17:30, 28/08/2023

Nhấn mạnh văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển, Thủ tướng yêu cầu cần khẩn trương hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thủ tướng: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hoá toàn quốc năm 2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 28/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hoá toàn quốc năm 2023 do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Hội nghị được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945 - 28/8/2023), kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023).

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; 78 gương điển hình tiên tiến (5 tập thể, 73 cá nhân) trong lĩnh vực văn hoá.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư chúc mừng Hội nghị. 

Thủ tướng: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tỏa sáng tinh thần yêu nước, trách nhiệm, nhiệt huyết, sự năng động, sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, văn hóa được hình thành và phát triển trong các mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh: Văn hóa là những gì tinh túy, tinh hoa, cốt lõi nhất của dân tộc, của xã hội, của mỗi người. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa là bản sắc dân tộc, văn hóa còn là dân tộc còn. Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển. Văn hóa có bản sắc dân tộc sâu sắc. Văn hóa phát triển dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ và thực tiễn. Văn hóa phải được thụ hưởng, tạo động lực, truyền cảm hứng bởi mọi người dân.

Văn hóa Việt Nam được hình thành, gìn giữ và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, từ thực tiễn cuộc sống, phong tục, tập quán đặc sắc, phong phú và đa dạng của 54 dân tộc anh em, hòa quyện thành nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam; tạo nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Thủ tướng nhắc lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới: Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ", "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi".

Đảng và Nhà nước ta xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn đặc biệt quan tâm, ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, dành nhiều nguồn lực để xây dựng và phát triển văn hóa, bảo tồn văn hóa dân tộc, phát triển văn học nghệ thuật và nhiều lĩnh vực văn hóa khác.

Thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, những năm qua, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào những kết quả của đất nước.

Thủ tướng: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đọc thư chúc mừng Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa ngày càng toàn diện, bao trùm và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực, các loại hình, trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, tổ chức thành công của Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì) và các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam.

Thể chế, cơ chế, chính sách phát triển văn hóa, thể thao, du lịch tiếp tục được hoàn thiện. Từ năm 2021 đến nay, liên quan đến lĩnh vực văn hóa, Quốc hội đã thông qua 3 luật; Chính phủ đã ban hành 9 nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 10 quyết định, 2 chỉ thị.

Các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội, phát huy vai trò trong việc bồi dưỡng tâm hồn, định hướng phát triển nhân cách con người Việt Nam, nhất là trong giới trẻ. Các thiết chế văn hóa từ Trung ương đến cơ sở không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Các giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển. Gần đây nhất, nghệ thuật Xòe Thái và nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh, nâng tổng số di sản của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 32. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới.

Văn hóa góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh với cái xấu, cái ác, lấy cái thiện, cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực; truyền cảm hứng, cổ vũ, lan tỏa các giá trị cao đẹp của dân tộc, của con người trong xã hội.

Thể thao tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao tinh thần, thể lực của dân tộc, của mỗi người dân; thể thao thành tích cao thiết lập nhiều dấu ấn lịch sử. Du lịch phục hồi nhanh sau đại dịch COVID-19 và phát triển gắn với văn hóa, bản sắc, con người Việt Nam.

Nhiều tấm gương sáng xuất hiện trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, đô thị văn minh, sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Nhiều giá trị văn hóa được gìn giữ, phát triển gắn với du lịch, dịch vụ, tạo giá trị khác biệt, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng. Điều đó đã củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nói riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung.

Theo Thủ tướng, những kết quả đạt được nêu trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự đồng lòng, hưởng ứng, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương; đặc biệt là sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt, thiết thực, hiệu quả của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành văn hóa, thể thao, du lịch, của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và các lực lượng tham gia trên mặt trận văn hóa.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng bày tỏ trân trọng những cống hiến, đóng góp của đội ngũ những người làm công tác văn hóa trên toàn quốc; nhiệt liệt chúc mừng 78 điển hình tiên tiến và ghi nhận, biểu dương những nỗ lực và kết quả đạt được của ngành văn hóa thời gian qua.

78 gương điển hình tiên tiến đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trên mọi miền của Tổ quốc, gồm những người làm công tác quản lý văn hóa các cấp; những nghệ nhân có nhiều đóng góp trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc; những người hoạt động trong những lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao, có những đóng góp lớn cho cộng đồng, xã hội, là tấm gương về sự nỗ lực, tìm tòi, sáng tạo, vươn lên để cống hiến, tỏa sáng…

Thủ tướng nhấn mạnh, những điển hình tiên tiến dù ở độ tuổi, cương vị nào, ngành nghề nào cũng đều tỏa sáng tinh thần yêu nước, trách nhiệm, nhiệt huyết, sự năng động, sáng tạo; tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, khát vọng vươn lên, cống hiến vì sự nghiệp phát triển văn hóa, vì cộng đồng và xã hội.

Thủ tướng trao khen thưởng cho đại diện 5 tập thể và 21 cá nhân điển hình tiên tiến - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng trao khen thưởng cho đại diện 5 tập thể và 21 cá nhân điển hình tiên tiến - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Khẩn trương hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam

Theo Thủ tướng, giai đoạn phát triển mới với tình hình thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường; nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội, mang lại những cơ hội, vận hội mới nhưng cũng không ít thử thách đối với công tác bảo tồn, phát triển văn hóa, văn nghệ.

'Chúng ta vui mừng, ghi nhận biết bao tấm gương cao đẹp, cống hiến cho cộng đồng, xã hội với khát vọng đóng góp xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. Nhưng chúng ta còn nhiều trăn trở, băn khoăn trước những hành vi "phản văn hóa", đi ngược lại với thuần phong, mỹ tục, với giá trị Chân - Thiện - Mỹ đang tác động tiêu cực đến xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ', Thủ tướng chia sẻ.

Đề cương Văn hóa Việt Nam đã đặt nền tảng tư tưởng - lý luận cho xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đại chúng, khoa học, cách mạng và hội nhập quốc tế.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định nhiệm vụ "Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế".

Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc (tháng 11 năm 2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề ra 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp để xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển" và "soi đường cho quốc dân đi".

Để vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta cần chung sức, đồng lòng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, triển khai quyết liệt, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó cần tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp sau.

Thứ nhất, quán triệt và triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc; phải xây dựng những chương trình, kế hoạch, đề án với nhiệm vụ cụ thể, lộ trình rõ ràng, đúng người, đúng việc, đúng phương hướng của Đảng.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới cách thức tiếp cận và tư duy quản lý, tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao trên tinh thần tích cực, chủ động, nghiêm túc, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo.

Thứ ba, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế, cơ chế, chính sách phát triển văn hóa phù hợp với bối cảnh, tình hình và điều kiện thực tế Việt Nam. Tăng cường huy động, phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực Nhà nước và xã hội để phát triển toàn diện văn hóa, để văn hóa, con người thực sự là sức mạnh nội sinh của dân tộc.

Thứ tư, khẩn trương hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh với trọng tâm là bảo tồn, phát huy và nhân lên các giá trị văn hóa, truyền thống quý báu của dân tộc.

Thủ tướng: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển - Ảnh 5.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi, khơi dậy mạnh mẽ sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ nhằm tạo ra những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật có giá trị cao, phản ánh đầy đủ, sinh động, hấp dẫn những nét đẹp truyền thống của dân tộc và thực tiễn quá trình đổi mới của đất nước. Bảo tồn bền vững, phát huy hiệu quả những di sản văn hóa của dân tộc, gắn kết và làm động lực phát triển kinh tế, thể thao, du lịch.

Thứ sáu, phát triển mạnh mẽ hơn nữa thể thao quần chúng để vừa nâng cao sức khỏe toàn dân vừa làm tiền đề phát triển thể thao thành tích cao. Tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo có trọng tâm, trọng điểm những tài năng thể thao; đẩy mạnh hợp tác công - tư trong các lĩnh vực, trong đó có thể thao thành tích cao.

Thứ bảy, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa phục hồi và phát triển du lịch theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững với nhiều sản phẩm đa dạng, hấp dẫn, tạo giá trị khác biệt, giá cả cạnh tranh dựa trên tiềm năng, thế mạnh của đất nước, con người Việt nam.

Thứ tám, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm, năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Kịp thời phát hiện, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng những cá nhân, tổ chức có thành tích, các gương điển hình tiên tiến, đặc biệt là các cá nhân trực tiếp làm công tác văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Thứ chín, Bác Hồ kính yêu từng nói: "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", các cán bộ ngành văn hóa, thể thao, du lịch cần tích cực rèn luyện, trau dồi đạo đức, phẩm chất chính trị, nâng cao chuyên môn, hăng hái thi đua, trở thành tấm gương sáng, có sức ảnh hưởng, có khả năng lan tỏa, truyền cảm hứng đối với cộng đồng, xã hội.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng những gương điển hình tiên tiến sẽ tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tiếp tục là nguồn cảm hứng, là động lực, lan tỏa mạnh mẽ những câu chuyện người thực, việc thực, người tốt, việc tốt, để sau hội nghị này, chúng ta sẽ có thêm ngày càng nhiều tấm gương tốt, nhiều cách làm hay, góp phần vào thực hiện các nhiệm vụ của ngành văn hóa nói riêng, vì sự nghiệp phát triển văn hóa nói chung, điểm tô thêm nét đẹp của văn hóa, truyền thống, tinh thần và khát vọng Việt Nam, một Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa, hùng cường và thịnh vượng, nhân dân ngày càng hạnh phúc và ấm no. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân.
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 5 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 5 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.