Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thế giới có gần 93 triệu ca mắc COVID-19

PV - 11:13, 14/01/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 14/1/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 92.610.430 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.983.009 ca tử vong và 66.147.685 ca phục hồi. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 606.701 ca mắc và 13.887 ca tử vong mới vì đại dịch.

Một nhân viên y tế chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho cháu bé. (Ảnh: AP/Xinhua)
Một nhân viên y tế chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho cháu bé. (Ảnh: AP/Xinhua)

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 23.532.204 ca nhiễm COVID-19, trong đó 392.474 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (154.601 ca); Brazil (60.899 ca); Anh (47.525 ca); Đức (23.294 ca); Nga (22.850 ca); Pháp (21.703 ca)… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (2.645 ca); Anh (1.564 ca); Mexico (1.314 ca); Brazil (1.238 ca); Đức (1.201 ca)…

Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 26.637.722 người, với 606.616 ca tử vong. Ngày 13/1, châu lục này ghi nhận đã có thêm 252.343 ca nhiễm mới và 6.076 ca tử vong vì COVID-19. Nga hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Hiện Nga ghi nhận đã có 3.471.053 ca mắc COVID-19 và 63.370 ca tử vong vì dịch bệnh. Anh xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực. Hiện số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này là 3.211.576 người sau khi ghi nhận thêm 47.525 ca nhiễm mới; trong đó số ca tử vong vì đại dịch tại quốc gia này là 84.767 ca. Hiện Anh là nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Ấn Độ, Brazil và Nga.

Châu Á đã có tổng cộng 21.715.215 ca nhiễm và 352.091 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 76.208 ca mắc và 1.258 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á, có 20.162.533 ca được điều trị khỏi; 1.200.591 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 24.507 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 13/1, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 10.489 ca mắc mới và 162 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 10.506.305 và 151.726 ca. Thổ Nhỹ Kỳ là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Trong 24 giờ qua, giới chức nước này ghi nhận thêm 173 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này lên 23.352 ca. Trong khi đó, tổng số ca mắc bệnh cũng tăng lên 2.355.839 ca sau khi ghi nhận thêm 9.554 ca mắc mới trong ngày.

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN ghi nhận thêm 16.443 ca mắc mới COVID-19 và 480 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, khu vực này ghi nhận số ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 đã lên tới 38.249 trường hợp, trong đó gần 1,7 triệu ca mắc COVID-19.

Các nước ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong ngày 13/1 gồm Indonesia (11.278 ca); Malaysia (2.985 ca), Philippines (1.453 ca), Myanmar (523 ca), Thái Lan (157 ca). Bốn quốc gia ghi nhận ca tử vong trong ngày 13/1 gồm: Indonesia (306 ca), Philippines (146 ca), Myanmar (24 ca) và Malaysia (4 ca).

Indonesia vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh nặng nề nhất trong khu vực. Trong 24 giờ qua, Indonesia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục với 11.278 ca mắc mới và 306 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận tổng cộng 858.043 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 24.951 ca tử vong.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 178.572 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 26.851.984 ca, tổng số người tử vong là 566.523 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 16.468.185t rường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 1.556.028 ca nhiễm và 135.682 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 679.505 ca nhiễm và 17.340 ca tử vong vì COVID-19.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 14.202.278 ca nhiễm; 381.046 ca tử vong và 12.611.276 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 8.256.536 ca nhiễm, trong đó 205.964 ca tử vong. Colombia xếp sau Brazil tại khu vực với 1.816.082 ca nhiễm và 46.782 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Argentina với 1.744.704 ca nhiễm và 44.848 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua chỉ có Australia và New Zealand là các quốc gia ghi nhận có ca mắc COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 14 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 28.647 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 909 trường hợp tử vong vì COVID-19.

French Polynesia là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 17.403 ca, trong đó 124 trường hợp tử vong. New Zealand xếp vị trí thứ 3 về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại khu vực. Nước này ghi nhận có 2.228 ca mắc và 25 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong ngày 13/1, nước này ghi nhận có thêm 6 ca mắc mới COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 3.153.287 ca mắc COVID-19, trong đó 75.649 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 1.278.303 trường hợp, trong đó 35.140 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 18.555 ca mắc mới COVID-19 và 806 ca tử vong vì đại dịch. Morocco là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 455.055 ca nhiễm COVID-19 và 7.810 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Tunisia với 168.568 ca nhiễm và 5.415 ca tử vong vì COVID-19./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Tiếp tục phát huy tính tiên phong, gương mẫu, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân

Tiếp tục phát huy tính tiên phong, gương mẫu, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân

Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, phát biểu tại lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946-6/1/2026) do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Hưởng ứng phong trào thi đua với nhiều nội dung trọng tâm, các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu với bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, trí tuệ cho Quốc hội, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân.
Không khí chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây rộn ràng nơi phum, sóc

Không khí chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây rộn ràng nơi phum, sóc

Thời sự - Phương Nghi - 1 giờ trước
Về với đồng bào Khmer ở các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… mới cảm nhận được không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer đang tới gần. Đi qua từng phum sóc, chúng tôi cảm nhận được không khí rộn ràng, náo nức chuẩn bị đón tết cổ truyền của đồng bào qua từng việc làm, hoạt động cụ thể.
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Thời sự - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 1 giờ trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Tin trong ngày - 28/3/2024

Tin trong ngày - 28/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó khăn kiểm soát nguồn lây. Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện. Mưa đá xối xả, dày đặc ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 1 giờ trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 1 giờ trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 cho các địa phương trong tỉnh.
Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 27/3, tại làng Plei Hlốp (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, Gia Lai), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh đã tổ chức ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”. Mô hình là một trong những nội dung thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025.
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Kinh tế - An Yên - 2 giờ trước
Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.