Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tạo bước đột phá trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PV - 09:16, 18/01/2023

Thực tế khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đang tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, nhất là việc gắn PCTNTC với công tác cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm, miễn nhiệm, từ chức theo quy định của Ðảng, Nhà nước, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hồi tháng 4/2022 (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hồi tháng 4/2022 (Ảnh: TTXVN)

Tuy nhiên, mặt trận này đang đặt ra những yêu cầu, quyết tâm cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn, giải quyết kịp thời, hiệu quả những thách thức mới, trong bối cảnh tình hình mới.

Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, mặc dù đất nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đã thể hiện được ý chí và tinh thần trách nhiệm cao, sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Năm 2022, công tác PCTNTC tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn. Trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên, tạo hiệu quả rõ rệt trong xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và PCTNTC.

Thực tế ghi nhận, Trung ương Ðảng đã ban hành gần 50 nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, hướng dẫn về xây dựng Ðảng, PCTNTC, nhất là chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh; về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới; về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng; về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm; về bố trí công tác đối với cán bộ bị xử lý kỷ luật. Kỷ luật nghiêm minh gắn liền khuyến khích từ chức, kịp thời miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín thấp, được nhân dân, dư luận đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Ðồng thời, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai thực hiện 640 văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về quản lý kinh tế - xã hội và PCTNTC. Trong đó, đã hoàn thành sửa đổi Luật Thanh tra, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và hoàn thành rà soát các quy định của pháp luật về phòng, chống tiêu cực, các quy định liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán.

Tình trạng tham nhũng, tiêu cực ở một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp.

Qua đó, phát hiện nhiều sơ hở, bất cập; đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách, quy định để không thể tham nhũng, tiêu cực. Nhiều quy định đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả ngay sau khi ban hành.

Mặt khác, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được đẩy mạnh, đồng bộ. Qua đó, đã kiến nghị xử lý tài chính, thu hồi 82.560 tỷ đồng và 883ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 3.530 tập thể và 8.619 cá nhân.

Năm 2022, cả nước đã thi hành kỷ luật 539 đảng viên. Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 15 trường hợp so với năm trước); cho thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Ðảng đối với 5 đồng chí; cho thôi giữ chức vụ đối với 2 Phó Thủ tướng Chính phủ, 3 Thứ trưởng và tương đương, 1 Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam. Các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm 3 Chủ tịch HÐND, Chủ tịch UBND tỉnh theo chủ trương sắp xếp, bố trí công tác đối với cán bộ bị xử lý kỷ luật, uy tín giảm sút.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực. Theo đó, đã chuyển 557 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2021.

Ðồng thời, PCTNTC trong các cơ quan chống tham nhũng được chú trọng, tăng cường, đã xử lý kỷ luật hơn 200 cán bộ, công chức sai phạm (xử lý hình sự 74 trường hợp); tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra ở khu vực trong và ngoài nhà nước. Theo đó, đã khởi tố mới 493 vụ/1.123 bị can về tội tham nhũng (tăng 163 vụ/328 bị can so với năm 2021)…, tạo bước đột phá quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Trung ương cũng thẳng thắn đánh giá, lĩnh vực công tác này còn những hạn chế, bất cập. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực ở một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp. Các sai phạm lớn trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp... có sự câu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hóa, biến chất với doanh nghiệp, tổ chức với biểu hiện ngày càng tinh vi, gian manh, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội.

Một số bộ, ban, ngành, địa phương quyết tâm chưa mạnh; việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị còn là khâu yếu. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp...

Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các hành vi tham nhũng, tiêu cực sẽ ngày càng phức tạp, khó lường hơn, ở cả khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, hình thành các "nhóm lợi ích", hệ lụy không chỉ làm mất tiền, tài sản của Nhà nước, mà còn mất nhiều cán bộ, làm mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân…

Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những "kẻ thù hung ác", nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Ðảng và chế độ ta.

"Xây và chống"- trên dưới đồng lòng

Từ quá trình đấu tranh PCTNTC ở nước ta, có thể rút ra nhiều bài học quý, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn: Trước hết, cần phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực để từ đó có quyết tâm chính trị rất cao, biện pháp rất trúng và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Ðảng.

Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác PCTNTC (ngày 30/6/2022): Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.

Ðấu tranh PCTNTC luôn là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, lâu dài. Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; và Quy định mới về những điều đảng viên không được làm, là chủ trương "đúng, trúng". Quan điểm, phương châm "nghiêm từ trong Ðảng", "không có vùng cấm" đi vào thực tiễn, là bài học kinh nghiệm quý trong công tác cán bộ của chúng ta.

Gắn liền với đó, thực tiễn đòi hỏi cần tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTNTC, trước hết là xây dựng ý thức tự giác, gương mẫu thực hiện nghiêm các quy định của Ðảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Ðồng thời, cần nghiên cứu, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của đảng viên, đạo đức công vụ, chuẩn mực, văn hóa liêm chính trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế của Ðảng và Nhà nước, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để PCTNTC trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; khẩn trương rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật liên quan đến ngân hàng, tài chính, tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, quy hoạch xây dựng, đấu thầu, đấu giá, định giá… và các vấn đề cụ thể mà các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã kiến nghị, đề xuất.

Hoàn thành sửa đổi Luật Ðất đai, Luật Ðấu thầu, Luật Ðấu giá tài sản và các dự án luật liên quan đến PCTNTC; chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội, những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, bí mật; tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…

Ðồng thời, cần tăng cường sự giám sát của các cơ quan dân cử, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và báo chí, truyền thông trong công tác tiếp nhận, xử lý, giải đáp, phản hồi ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân. Tựu trung, từ trung ương tới địa phương, cơ sở cần tiếp tục có quyết tâm cùng hành động mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn, từ đó tạo luồng sinh khí mới, bước đột phá mới trên mặt trận đầy cam go, phức tạp và lâu dài này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý trong triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý trong triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Tại Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, ngày 11/5, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, các đại biểu đã nghe lãnh đạo các địa phương đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát chia sẻ bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình. Báo Dân tộc và Phát triển trích lược ý kiến phát biểu của lãnh đạo một số địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 17/05/2025
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 16:16, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 16:04, 17/05/2025
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15:33, 17/05/2025
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15:31, 17/05/2025
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 13:34, 17/05/2025
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 13:30, 17/05/2025
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 13:27, 17/05/2025
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.