Xã hội -
PV -
15:29, 02/06/2020 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đồng hành cùng tỉnh Quảng Nam mang đến niềm vui uống sữa cho hơn 34.000 trẻ em mầm non và tiểu học, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thông qua Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và chương trình Sữa học đường đúng vào dịp ngày Quốc tế thiếu nhi và hưởng ứng 20 năm Ngày sữa thế giới - 1/06/2020.
Chương trình Sữa học đường (SHĐ) theo hình thức xã hội hóa với nguồn kinh phí thực hiện đến từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp hỗ trợ và phụ huynh đóng góp. Trong đó, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là doanh nghiệp tích cực đồng hành triển khai tại 23 tỉnh thành, mang sữa đến hơn 3,3 triệu học sinh bậc mầm non và tiểu học.
Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân, thiếu máu,… vẫn ở mức cao, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS. Chương trình sữa học đường được xây dựng nhằm can thiệp kéo giảm tỷ lệ này. Tuy nhiên, hiện việc triển khai Chương trình vẫn còn rất nhiều khó khăn.
UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản yêu cầu Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương sử dụng nguồn kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ sữa trong bữa ăn học đường để tiến hành các hồ sơ mua sắm, thủ tục đấu thầu theo quy định.
Việt Nam thuộc các nước đang phát triển, nhiều trẻ em còn đang đối mặt với tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng nặng nề đến phát triển thể chất và trí tuệ. Do đó, chương trình Sữa học đường (SHĐ) chính là lời giải cho bài toán khó về việc bổ sung vi chất dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, và là một giải pháp tối ưu để bổ trợ cho bữa ăn học đường.
Sau 4 năm triển khai, chương trình Sữa học đường Vinamilk tại tỉnh Bến Tre đã nhận được nhiều hưởng ứng từ thầy cô vì những ý nghĩa giáo dục tích cực bên cạnh giá trị dinh dưỡng mà các em học sinh nhận được qua giờ uống sữa.
Cách đây 3 năm, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình sữa học đường, trong đó có yêu cầu Bộ Y tế xây dựng các tiêu chuẩn sữa cụ thể. Nhưng đến nay, vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn nào được ban hành. Năm học mới sắp tới, nhiều tỉnh thành chuẩn bị đấu thầu sữa học đường đang loay hoay, còn các doanh nghiệp thì mắc kẹt.