Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Rác thải ở khu vực miền núi Thanh Hóa: Chưa có giải pháp xử lý hiệu quả

PV - 15:46, 09/01/2019

Do địa bàn rộng, dân cư phân tán, vì vậy vùng miền núi Thanh Hóa chưa được đầu tư đúng mức để xử lý rác thải sinh hoạt. Tình trạng này kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Thiếu lò đốt rác trầm trọngBãi rác ở thôn Quan Bằng, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy có từ năm 2007. Hiện nay, mỗi tháng xã Cẩm Vân chỉ thực hiện chôn rác một lần do nhiều năm nay xã không có kinh phí để xây lò đốt rác. Ông Nguyễn Phương, thôn Quan Bằng cho biết, gia đình ông sống ở đây từ lâu, bãi rác này cách khu dân cư khoảng 400 mét. Ông cảm thấy rất lo lắng khi bãi rác này có mùi hôi, thối. Ông Phương cũng bày tỏ mong muốn, chính quyền sẽ chuyển bãi rác này đi hoặc xây dựng lò đốt rác để hạn chế ô nhiễm nguồn nước, đồng ruộng và cuộc sống của người dân.
Thiếu lò đốt, rác thải nằm lộ thiên gây ô nhiễm. Thiếu lò đốt, rác thải nằm lộ thiên gây ô nhiễm.

Còn theo ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Thủy,  địa bàn huyện có một bãi rác lớn nằm ở thị trấn Cẩm Thủy, phục vụ xử lý rác của người dân xã Cẩm Phong, Cẩm Sơn, thị trấn Cẩm Thủy và các bãi rác nhỏ tập kết của10 xã về để xử lý. Huyện đã yêu cầu UBND các xã, thị trấn báo cáo thực trạng, khối lượng rác để huyện cấp kinh phí mua chế phẩm sinh học, thuê nhân công để xử lý rác. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, huyện mong các doanh nghiệp, cá nhân vào đầu tư, xây dựng các lò đốt rác theo tiêu chuẩn quốc gia.

Không chỉ huyện Cẩm Thủy, huyện Thiệu Hóa cũng đang lâm vào tình cảnh tương tự khi không có lò đốt rác. 28 xã, thị trấn của huyện đang sử dụng bãi tập kết rác thải riêng nhưng lại không có lò đốt rác. Đối với chất thải rắn, một số xã đã thuê Công ty môi trường đô thị, hợp tác xã dịch vụ thu gom rồi đem đi xử lý với giá 520.000 đồng/tấn, phí vệ sinh là 15.000-35.000 đồng/hộ, một số xã thu 3.000 đồng/khẩu. Tuy nhiên, phương thức xử lý rác vẫn chỉ là chôn lấp và đốt thủ công.

Cần có chính sách hỗ trợ đầu tư

Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho thấy, trên địa bàn hiện nay mới chỉ có 21 lò đốt xử lý chất thải rắn, các khu còn lại mới tạm tập kết chưa đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Các điểm này chủ yếu nằm ở khu vực miền núi. Nguyên nhân là các huyện miền núi địa bàn rộng, dân cư phân bố không đều nên ảnh hưởng đến công tác xử lý rác.

Trong khi đó, nhiều bãi chôn lấp vận hành không đúng kỹ thuật, rác thu gom không đổ đúng vị trí, không sử dụng hoá chất diệt côn trùng dẫn đến phát sinh ruồi muỗi, mùi hôi thối. Một số khu xử lý chất thải rắn không xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác làm nước tự bốc hơi và thấm vào lòng đất. Việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư tại các huyện miền núi đang còn khó khăn do dân cư phân bố không đều, khối lượng rác ít nên hiệu quả kinh tế không cao.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Bình, Chi Cục trưởng Chi Cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa) cho biết, để xử lý có hiệu quả rác thải trên địa bàn miền núi trong thời gian tới, Sở sẽ điều chỉnh bổ sung quy hoạch, xử lý chất thải bằng các công nghệ hiện đại như tái chế, sản xuất điện năng, phân bón từ rác thải, giảm các khu xử lý rác có công suất nhỏ. Sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ bảo vệ môi trường, đặc biệt là thu gom, tái chế và xử lý chất thải rắn; đồng thời phát động các phong trào quần chúng giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, phân loại rác tại nguồn.

Được biết, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn giai đoạn 2016-2021 nhằm hỗ trợ chủ đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ hỗn hợp và công nghệ đốt được cơ quan thẩm quyền thẩm định, mức kinh phí hỗ trợ là 320.000 đồng/tấn. Với cơ chế này, hy vọng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thêm động lực đầu tư xây dựng lò đốt rác khu vực miền núi. Có như vậy, bài toán về xử lý rác thải khu vực này mới được giải quyết.

TRÂM HOÀNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 5 giờ trước
Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…
Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Kinh tế - Minh Thu - 5 giờ trước
Nối tiếp sự tăng trưởng từ năm 2023, giá cà phê tiếp tục tăng từ đầu năm 2024 đến nay. Bên cạnh đó, giá hồ tiêu cũng tăng cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân các tỉnh Tây Nguyên, tạo cơ hội gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao tính bền vững của cà phê, hồ tiêu.
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng - nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.
Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 5 giờ trước
Tối 23/4, tại Quảng trường Hậu phương hướng về tiền tuyến huyện Tân Kỳ đã diễn ra Lễ bế mạc các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn tỉnh Nghệ An.
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột - còn gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Bên cạnh đó, nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư xếp hàng thứ hai. Mới đây, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã chỉ ra tác dụng bất ngờ của quả xoài đối với bệnh ung thư ruột
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trang địa phương - Như Tâm - 5 giờ trước
Với chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, sáng 24/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu phía Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 9.
Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Minh Đức - 5 giờ trước
Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024 đang cận kề. Cùng với sự chuẩn bị của Ban Tổ chức, những ngày qua, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng đang tập trung chuẩn bị các điều kiện để đón du khách đến tham dự sự kiện quan trọng này.
Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Sống khỏe - Như Ý - 6 giờ trước
Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh hay gặp trong mùa hè, bạn có thể nhiễm bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc biến chất, chứa chất phụ gia hay chất bảo quản quá liều lượng, bị ôi thiu... Vậy phải làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Bạn hãy tham khảo cách trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà sau đây nhé.
Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Pháp luật - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.
Khánh Hòa: Quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Khánh Hòa: Quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Trang địa phương - T.Nhân - 6 giờ trước
Nhằm lắng nghe những khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, ngày 24/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh. Tại cuộc họp, ông Trần Hòa Nam đề nghị các địa phương nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn, quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.