Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhịp cầu nhân ái

Quán cơm từ thiện ở thành phố Kon Tum: Hội tụ những tấm lòng hảo tâm

PV - 11:00, 04/06/2019

Từ tháng 10/2018 đến nay, quán cơm từ thiện tọa lạc tại số nhà 370 phố Bà Triệu, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã trở thành địa chỉ quen thuộc, cung cấp hàng nghìn suất cơm, bánh mì (miễn phí) cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.

 Công việc thường nhật của anh Tấn (người mặc áo xanh) vào mỗi sáng: Phát bánh mì miễn phí cho người nghèo. Công việc thường nhật của anh Tấn (người mặc áo xanh) vào mỗi sáng: Phát bánh mì miễn phí cho người nghèo.

Cầm trên tay hai chiếc bánh mì còn nóng hổi, chị Y Bào, ngụ xã Ngọk Bay, TP. Kon Tum chia sẻ: “Tôi đến chăm người bệnh đang nằm điều trị ở Bệnh viện đã gần tuần nay. Được những người cùng phòng bệnh chỉ ra đây nhận đồ ăn miễn phí nên ngày nào tôi cũng có mặt. Tuy chỉ là cái bánh mì nhưng cũng giúp tôi tiết kiệm được chi phí trong lúc khó khăn. Hơn nữa, chúng tôi cảm thấy ấm lòng hơn khi có nhiều tấm lòng hảo tâm, quan tâm, chia sẻ với những cảnh đời khó khăn như chúng tôi”.

Từ trước 6 giờ sáng, quán cơm không tên đã mở cửa để cung cấp bánh mì cho người dân xung quanh khu vực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Không chỉ bệnh nhân trong Bệnh viện, ai có nhu cầu cũng đều được đáp ứng. Quán mở từ sáng (cung cấp bánh mì) đến trưa (cung cấp cơm).

Anh Trần Văn Tấn, nhà ở đối diện quán cơm, được chọn là người quản lý quán cơm chia sẻ: Quán được mở cuối năm 2018 từ ý tưởng của sư Thích Minh Phúc, trụ trì chùa Đoàn Thị Điểm, TP. Kon Tum. Ban đầu, nhận thấy nhiều người xung quanh khu vực Bệnh viện đa số là đồng bào DTTS, có hoàn cảnh khó khăn, sư Phúc đã đến đây và nhờ tôi đứng ra quản lý. Trước tấm lòng nhân hậu của sư Phúc, dù rất bận nhưng tôi vẫn sẵn lòng, chung tay với sư Phúc và mọi người làm việc thiện.

Theo anh Tấn, bình quân, mỗi ngày, quán cung cấp 300 chiếc bánh mì vào buổi sáng. Đến trưa với 40kg gạo được nấu thành khoảng 200 suất cơm cùng các món chay như lạc, đậu hũ, tương… Tổng chi phí cho một ngày tại quán là 1,6 triệu đồng. Vợ chồng anh trực tiếp đi chợ lựa chọn thực phẩm và thay nhau đứng bếp, phục vụ từ đầu đến cuối bữa ăn cho mọi người.

Tuy là miễn phí nhưng cơm, canh ở quán đảm bảo nóng, đầy đủ. Để có thêm sự chung tay của cộng đồng phía bên ngoài quán, anh Tấn để một chiếc hộp nhựa nhỏ màu trắng, phía trên tủ bánh mì, bên ngoài có ghi dòng chữ: “Tiền đóng góp hảo tâm”. Đến cuối buổi, vợ chồng anh Tấn sẽ kiểm kê, được bao nhiêu lại dành dụm để mua thức ăn cho hôm sau.

Nhiều khách đi qua, thấy vậy, dù không ăn gì cũng ủng hộ, có người chục ngàn, có người tới cả trăm ngàn. Nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn TP. Kon Tum và các tỉnh lận cận cũng thường xuyên đóng góp vật chất: Bàn, ghế nhựa, gạo, mắm muối, bột ngọt… để duy trì hoạt động của quán.

Đơn cử như cụ Lưu Bình, 88 tuổi, ngụ tại TP. Kon Tum, hằng ngày đạp xe đạp bán đậu phộng rong ruổi khắp các ngõ ngách, quán xá. Cuộc sống của cụ còn không ít khó khăn, vất vả, nhưng cụ vẫn dành dụm số tiền lãi ít ỏi mua bánh mì để tặng miễn phí cho những người đến ăn tại quán.

Kể từ khi hoạt động đến nay, quán cơm không tên đã và đang là địa chỉ đáng tin cậy của người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Kon Tum và trở thành nơi hội tụ của những tấm lòng hảo tâm.

MINH THU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Chung tay chăm lo cho trẻ em vùng biên

Kiên Giang: Chung tay chăm lo cho trẻ em vùng biên

Nhằm giúp cho trẻ em nghèo vui bước đến trường đầu năm học mới 2024 – 2025 và đón mùa Trung thu vui tươi, ngày 6/9, Hội phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Ban công tác phụ nữ Công an tỉnh Kiên Giang đi thăm, tặng quà học sinh nghèo đang sinh sống trên vùng biên giới huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang).
Tin nổi bật trang chủ
Nón Tày - Một nét đẹp văn hóa đang dần mai một

Nón Tày - Một nét đẹp văn hóa đang dần mai một

Xã hội - Mỹ Dung - CTV - 18 phút trước
Bao đời nay, chiếc nón lá của đồng bào dân tộc Tày ở huyện vùng cao Định Hóa (Thái Nguyên) đã trở thành nét đẹp văn hóa, không chỉ được bà con sử dụng hàng ngày khi lên nương, ra ruộng hay xuống phiên chợ, mà còn là tín vật tình yêu trai gái hẹn hò...
Tập trung tiêu úng, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về lúa và hoa màu

Tập trung tiêu úng, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về lúa và hoa màu

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Tiếp theo Nam Định, Thái Bình là địa phương thứ 2 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cũng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương tới kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 vào chiều nay (8/9).
Ngày 9/9, nhiều tỉnh, thành phố vẫn cho học sinh nghỉ học vì ảnh hưởng bão số 3

Ngày 9/9, nhiều tỉnh, thành phố vẫn cho học sinh nghỉ học vì ảnh hưởng bão số 3

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Các tỉnh bị thiệt hại nặng nề như Quảng Ninh, Hải Phòng và một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, thông báo học sinh nghỉ học ngày mai (9/9) để các trường học tiếp tục khắc phục hậu quả sau bão số 3 (Yagi).
Thủ tướng kiểm tra, động viên công tác khắc phục hậu quả bão tại Hải Phòng

Thủ tướng kiểm tra, động viên công tác khắc phục hậu quả bão tại Hải Phòng

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều tối ngày 8/9, ngay sau các hoạt động tại Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tình hình, động viên người dân và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại thành phố Hải Phòng. Khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh là nơi tâm bão số 3 đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất.
Mưa lũ gây sạt lở tại Sa Pa làm hàng chục người thương vong

Mưa lũ gây sạt lở tại Sa Pa làm hàng chục người thương vong

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thông tin từ UBND thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn thị xã Sa Pa có mưa to đến rất to đã gây sạt lở núi làm hàng chục người thương vong tại xã Mường Hoa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang tạo ra nhiều cơ hội giúp đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi những hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng thuận tiện hơn, thì chợ truyền thống nói chung, chợ truyền thống ở vùng DTTS đang dần mất đi những giá trị vốn có.
Mưa lớn khiến Quốc lộ 15C tiếp tục sạt lở, Thanh Hóa di dời hàng trăm hộ dân

Mưa lớn khiến Quốc lộ 15C tiếp tục sạt lở, Thanh Hóa di dời hàng trăm hộ dân

Thời sự - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), tuyến Quốc lộ 15C nối huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) về xuôi tiếp tục sạt lở, sụt lún, nứt toác nhiều nơi, gây nguy hiểm cho giao thông qua lại.
Suất cơm ấm lòng ngày mưa bão của thầy trò vùng biên xứ Thanh

Suất cơm ấm lòng ngày mưa bão của thầy trò vùng biên xứ Thanh

Thời sự - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Trước tính chất nguy hiểm của bão số 3, Ban Giám hiệu Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã quyết định không cho học sinh về nhà ngày cuối tuần. Đồng thời, tổ chức nấu cơm cho 460 học sinh ăn ngày mưa bão.
Yên Bái: Mưa lũ làm 1 người chết, nhiều tài sản của Nhà nước và Nhân dân bị thiệt hại

Yên Bái: Mưa lũ làm 1 người chết, nhiều tài sản của Nhà nước và Nhân dân bị thiệt hại

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Bão số 3 khiến nhiều địa bàn ở Lạng Sơn chìm trong biển nước

Bão số 3 khiến nhiều địa bàn ở Lạng Sơn chìm trong biển nước

Tin tức - Minh Anh - 6 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn trên diện rộng khiến các sông suối tại tỉnh Lạng Sơn nước dâng lên cao. Nhiều địa bàn, khu dân cử chìm trong biển nước, nhà cửa, hoa màu, đường sá bị hư hỏng nặng.
Ông “đa chiều”

Ông “đa chiều”

Người có uy tín - Vân Anh - Giang Lam - 7 giờ trước
Với kinh nghiệm và nhiệt huyết của mình, ông Hoàng Văn Đa, sinh năm 1958, dân tộc Tày, Người có uy tín thôn Đồng Mán, xã Lực Hành, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của bản làng.