Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phú Yên mưa lũ bất thường giữa mùa xuân? Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Minh Nhật - 3 giờ trước

Từ 19 giờ ngày 22 đến 7 giờ ngày 24/2, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có mưa to, đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 80-150mm, có nơi trên 150mm... Mưa lớn đang tiếp tục diễn ra trong những giờ qua khiến mực nước trên các sông trong tỉnh có dao động, riêng sông Bàn Thạch mực nước ở dưới báo động 2. Dự báo trong khoảng 6-12 giờ tới, lũ trên các sông Bàn Thạch có thể lên lại xấp xỉ mức báo động 2.

Phú Yên xuất hiện mưa lũ bất thường
Phú Yên xuất hiện mưa lũ bất thường

Theo thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ trái mùa đã xảy ra ngập lụt cục bộ gây thiệt hại về sản xuất, cơ sở hạ tầng khác tại một số nơi trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Có 3040 ha lúa đông xuân, 1.250 ha sắn, hoa màu tại các địa phương Đông HÒa, Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An... bị ngập, hư hỏng.

Giữa mùa xuân và cũng là mùa khô, Phú Yên bỗng xuất hiện mưa lũ khiến nhiều khu vực ngập úng. Theo chuyên gia, đây là điều khá bất thường song cũng đã được cảnh báo trước.

Dự báo mưa to cục bộ sẽ kéo dài đến thứ Tư tuần này. Một vài nơi ở khu vực Hà Tĩnh đến Quảng Trị, khu vực phía Đông của Tây Nguyên và Nam Bộ cũng sẽ mưa trên 50mm. Đề phòng gió giật mạnh, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ.

TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậuvà cảnh báo thiên tai cho biết, thời tiết dị thường khiến Phú Yên mưa lụt giữa tháng 2. Điều này là bất thường song cũng đã được cảnh báo trước về đợt mưa lớn trái mùa này. Dự báo mưa ở Trung và Nam Trung Bộ kéo dài hết ngày 25/2.

Đáng chú ý, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh, thành phố trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Trước xu thế trên, đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo lũ quétcó nguy cơ sẽ xảy ra trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại khu vực thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk.

Trước tình hình mưa lớn bất thường, các địa phương đã chủ động ứng phó. Theo đó yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan chủ động sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, địa phương đơn vị.

Đồng thời, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (Ban Chỉ huy PCTT và TKCN) tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các địa phương triển khai các phương án ứng phó mưa lớn, lũ và ngập lụt, nhất là lũ trên sông Bàn Thạch (Bánh Lái) chủ động, triển khai thực hiện.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các địa phương theo dõi tình hình thời tiết, diễn biến mưa, lũ, ngập lụt, sạt lở đất... trên các phương tiện thông tin; tuyên truyền vận động người dân chủ động di dời sơ tán khi có yêu cầu tại các khu vực nguy hiểm, vùng trũng thấp, sạt lở đất,... đến nơi an toàn.

Tỉnh Phú Yên chỉ đạo các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, để chủ động sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó, khắc phục kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Chủ động triển khai thực hiện các phương án bảo vệ sản xuất; đảm bảo an toàn công trình và đặc biệt các tuyến đê kè xung yếu và các công trình đang thi công dở dang ven sông, suối, ven biển...

Kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ; sẵn sàng phương án di dời, sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao đến nơi an toàn.

Chủ động sẵn sàng triển khai thực hiện các phương án ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất và các tình huống xấu có thể xảy ra và thường xuyên báo cáo về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo, điều hành ứng phó.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglay

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglay

Lễ ăn mừng đầu lúa mới là một trong những lễ hội lớn, quan trọng và lâu đời nhất của người Raglay ở tỉnh Ninh Thuận. Đây cũng là dịp để cộng đồng người Raglay sum họp, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết và cùng nhau thưởng thức những thành quả lao động sau một năm vất vả.
Tin nổi bật trang chủ
Tục hái lộc rừng trong lễ hội mùa Xuân của đồng bào các DTTS

Tục hái lộc rừng trong lễ hội mùa Xuân của đồng bào các DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Tục hái lộc đầu năm là nét đẹp văn hóa được người Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng thực hiện vào thời khắc chuyển giao sang năm mới. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở khoảnh khắc đầu năm, trong những tháng đầu mùa Xuân, đồng bào các DTTS còn tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, trong đó tục hái lộc rừng vẫn được duy trì. Đây không chỉ là một phong tục mà còn thể hiện sự tôn kính đối với thiên nhiên, đồng thời gửi gắm ước vọng về một năm mới an lành, mùa màng bội thu.
Phú Yên mưa lũ bất thường giữa mùa xuân? Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Phú Yên mưa lũ bất thường giữa mùa xuân? Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Từ 19 giờ ngày 22 đến 7 giờ ngày 24/2, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có mưa to, đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 80-150mm, có nơi trên 150mm... Mưa lớn đang tiếp tục diễn ra trong những giờ qua khiến mực nước trên các sông trong tỉnh có dao động, riêng sông Bàn Thạch mực nước ở dưới báo động 2. Dự báo trong khoảng 6-12 giờ tới, lũ trên các sông Bàn Thạch có thể lên lại xấp xỉ mức báo động 2.
Lào Cai: Những tín hiệu vui từ hoạt động xuất, nhập khẩu

Lào Cai: Những tín hiệu vui từ hoạt động xuất, nhập khẩu

Kinh tế - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Hiện nay, mỗi ngày tại cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành (Lào Cai) có gần 300 phương tiện chở nông sản xuất, nhập khẩu qua đây. Trong đó, ở đầu xuất khẩu hầu hết là hoa quả tươi trong nước xuất sang Hà Khẩu (Trung Quốc). Các mặt hàng chính gồm bưởi, chôm chôm, chuối, dưa hấu, xoài... nhưng thanh long vẫn là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang nước bạn. Đây là tín hiệu vui trong hoạt động xuất nhập khẩu những tháng đầu năm mới.
Thanh Hóa: Mô hình “Bản sáng vùng biên” góp phần đổi thay bản làng

Thanh Hóa: Mô hình “Bản sáng vùng biên” góp phần đổi thay bản làng

Media - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Nhằm từng bước nâng cao đời sống cho Nhân dân các bản tuyến biên giới miều núi, Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa đã xây dựng mô hình “Bản sáng vùng biên”. Thông qua việc huy động mọi nguồn lực, các Đồn Biên phòng cơ sở đã phối hợp với chính quyền các địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới gắn với phát triển các mô hình sản xuất, qua đó giúp người dân vùng biên giới nâng cao chất lượng sống, xóa đói giảm nghèo.
Hướng Hóa (Quảng Trị): Thiếu trầm trọng phòng nội trú cho học sinh DTTS

Hướng Hóa (Quảng Trị): Thiếu trầm trọng phòng nội trú cho học sinh DTTS

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 7 giờ trước
Hiện ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có 7 Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và Trung học cơ sở. Điều đáng nói là trong 7 trường đó lại có đến 5 trường thiếu phòng ở nội trú cho học sinh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh mà còn “gây khó” cho các nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý học sinh thuộc diện nội trú nhưng phải thuê ngoài để ở!
Độc đáo ngôi đình gần 600 tuổi dựng bằng gỗ lim, đá ong tại Hà Nội

Độc đáo ngôi đình gần 600 tuổi dựng bằng gỗ lim, đá ong tại Hà Nội

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Độc đáo ngôi đình gần 600 tuổi dựng bằng gỗ lim, đá ong tại Hà Nội. Lang Cang... mùa Xuân mới. Mùa “canh rừng”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả từ mô hình

Hiệu quả từ mô hình "Bản sáng vùng biên"

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Nhằm giúp các bản còn nhiều khó khăn thuộc 5 huyện biên giới của tỉnh Thanh Hóa vươn lên trong cuộc sống, thời gian qua Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai thí điểm 11 mô hình "Bản sáng vùng biên" hỗ trợ về cơ sở vật chất và sinh kế cho người dân. Sau hơn 1 năm triển khai, diện mạo các bản biên giới đã có nhiều thay đổi tích cực, là cơ sở để đơn vị nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Hỗ trợ hộ khó khăn vươn lên từ cây “thuốc giấu” - Cách làm hay ở Quảng Nam

Hỗ trợ hộ khó khăn vươn lên từ cây “thuốc giấu” - Cách làm hay ở Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Trong những năm gần đây, phong trào tặng, hỗ trợ giống cây sâm Ngọc Linh từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp, đảng viên ở huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam) đã giúp cho hàng chục hộ đồng bào Xơ Đăng thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Không những thế, hàng tháng, huyện đều tổ chức các phiên chợ sâm và dược liệu, giúp cho người dân có thêm thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Hà Giang: Khi văn hóa truyền thống trở thành

Hà Giang: Khi văn hóa truyền thống trở thành "hàng hóa" đặc biệt

Du lịch - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Nhiều địa phương tại tỉnh Hà Giang đã và đang tiến hành song song việc bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc vào phát triển du lịch. Đây là hoạt động thiết thực, giúp người dân đưa văn hóa trở thành sản phẩm hàng hóa đặc biệt, góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng, quảng bá và lan tỏa văn hóa đến du khách trong, ngoài nước.
Thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng trong lòng hồ thủy điện lớn nhất Bắc Miền Trung

Thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng trong lòng hồ thủy điện lớn nhất Bắc Miền Trung

Kinh tế - Việt Lê - 7 giờ trước
Tận dụng diện tích lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) và nhờ sự hỗ trợ của địa phương, nhiều hộ dân đã đầu tư vốn, học tập kỹ thuật để nuôi cá lồng. Với cách làm này bước đầu đã mang lại thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglay

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglay

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 7 giờ trước
Lễ ăn mừng đầu lúa mới là một trong những lễ hội lớn, quan trọng và lâu đời nhất của người Raglay ở tỉnh Ninh Thuận. Đây cũng là dịp để cộng đồng người Raglay sum họp, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết và cùng nhau thưởng thức những thành quả lao động sau một năm vất vả.