Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp xúc cử tri Thái Nguyên

PV - 12:44, 21/06/2018

Ngày 20/6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã tiếp xúc cử tri tại Đại học Thái Nguyên để thông báo kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV và tiếp thu, giải đáp các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri Thái Nguyên. Ảnh: VGP/Hải Minh Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri Thái Nguyên. Ảnh: VGP/Hải Minh

 

Tại Kỳ họp này Quốc hội thể hiện rõ tinh thần đổi mới, dân chủ, trí tuệ và thu được nhiều kết quả quan trọng. Quốc hội đã thông qua 7 dự án luật, cho ý kiến về 9 dự án luật khác... Đặc biệt, Quốc hội đã quyết định lùi việc thông qua Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt sau khi lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhân dân về một số nội dung của Luật.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đang từng bước chuyển từ Quốc hội thảo luận sang Quốc hội tranh luận, các đại biểu Quốc hội và thành viên Chính phủ đã trao đổi, tranh luận thẳng thắn, tập trung vào những vấn đề cử tri quan tâm.

Một điểm nhấn nữa là Quốc hội và Chính phủ thống nhất cao trong việc đánh giá tình hình mọi mặt của đất nước, thẳng thắn chỉ rõ những khó khăn, bất cập của nền kinh tế cũng như phương hướng, giải pháp khắc phục.

Tại buổi tiếp xúc, Phó Thủ tướng cũng đã dành nhiều thời gian thông tin với cử tri về tình hình quốc tế và công tác đối ngoại của đất nước trong thời gian vừa qua.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri Thái Nguyên. Ảnh: VGP/Hải Minh Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri Thái Nguyên. Ảnh: VGP/Hải Minh

 

Đề cập đến tình hình quốc tế, Phó Thủ tướng cho rằng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và nhu cầu cùng giải quyết các vấn đề toàn cầu, khu vực buộc các nước phải tăng cường hợp tác.

Xu thế toàn cầu hóa và liên kết kinh tế, nhất là liên kết khu vực được đẩy mạnh, thể hiện ở việc hình thành nhiều liên kết khu vực mới, trong đó châu Á-Thái Bình Dương là khu vực đi đầu, chiếm 58% trong tổng số 350 Hiệp định thương mại tự do được ký kết.

Trào lưu dân túy, dân tộc chủ nghĩa, bảo hộ thương mại đang nổi lên ở nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những thay đổi sâu sắc về kinh tế-xã hội, chính trị, an ninh… đặc biệt phức tạp hơn, da dạng hơn, nhất là dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo Phó Thủ tướng, nhìn từ góc độ chiến lược, chúng ta đang sống trong một thế giới với những thay đổi, chuyển động vô cùng nhanh chóng.

Trong bối cảnh đó công tác đối ngoại đã được triển khai một cách chủ động, tích cực, có trọng tâm, trọng điểm và đạt được nhiều kết quả nổi bật, đặc biệt năm 2017 được Lãnh đạo Đảng và nhà nước đánh giá là “một trong những năm thành công nhất”.

Phó Thủ tướng cho rằng thành công của công tác đối ngoại có thể nhìn nhận ở 4 khía cạnh.

Thứ nhất, ngoại giao đa phương có bước chuyển lớn về chất, đặc biệt trên phương diện “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”, thể hiện rõ nét trong quá trình Việt Nam làm chủ nhà APEC năm 2017.

Sự tham dự của lãnh đạo 21 nền kinh tế cùng sự tham gia đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế và trong nước tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh là một trong những minh chứng rõ nét về sức hấp dẫn của Năm APEC tại Việt Nam.

Quan trọng hơn, APEC tái khẳng định vai trò là diễn đàn liên kết kinh tế hàng đầu của khu vực với các mục tiêu của APEC là tự do thương mại, thuận lợi hóa đầu tư và tăng trưởng trong khu vực, qua đó cho thấy vai trò điều phối dẫn dắt của nước chủ nhà Việt Nam, tiếp thêm sức sống mới cho liên kết và hội nhập khu vực, đồng thời làm nổi bật vị thế và uy tín của Việt Nam ở tầm vóc toàn cầu.

Thứ hai, Việt Nam không những vẫn giữ được đà quan hệ với các đối tác ưu tiên, quan trọng mà còn tạo thêm những bước tiến mới về chất. Trong năm 2017 và nửa đầu năm 2018, Lãnh đạo Cấp cao của Việt Nam đã thực hiện 28 chuyến thăm đến các nước đồng thời đón 39 đoàn Lãnh đạo Cấp cao các nước đến thăm Việt Nam.

Đặc biệt, trong thời gian ngắn kỷ lục, Việt Nam đã đón các nhà Lãnh đạo của hầu hết các nước lớn, quan trọng đến thăm như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Pháp… và Lãnh đạo các nước láng giềng, bạn bè truyền thống.

Với việc nâng cấp quan hệ với Australia lên tầm đối tác chiến lược, cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 quốc gia, trong đó 2/3 số đối tác chiến lược được thiết lập sau Đại hội Đảng lần thứ XI, và đối tác toàn diện với 11 quốc gia.

Thứ ba, Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, góp phần tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển và an ninh của đất nước. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán 16 FTA song phương - tỉ lệ khá cao so với các nước trong khu vực.

Trong ASEAN, Việt Nam và Singapore là những nước có tỉ lệ thực hiện các biện pháp xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN cao nhất, lên tới 93,5% so với mức trung bình của các nước ASEAN là 90,5%.

Thứ tư, công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ngăn ngừa xung đột, bảo vệ đất nước từ xa, bảo vệ vững chắc chủ quyền  và toàn vẹn lãnh thổ, nhất là an ninh chủ quyền biển đảo.

Cũng trong buổi tiếp xúc cử tri, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã lắng nghe, tiếp thu và giải đáp các băn khoăn của cử tri liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt và nhất là những ý kiến của cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước dành nhiều hơn nữa để đầu tư cho y tế và giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học trong bối cảnh xây phát triển nền kinh tế tri thức

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri Thái Nguyên. Ảnh: VGP/Hải Minh Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri Thái Nguyên. Ảnh: VGP/Hải Minh

 

Về dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần đổi mới, dân chủ, đối thoại thẳng thắn, trách nhiệm, chân tình trong hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, đặc biệt là tinh thần lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cử tri, nhân dân. Và việc chưa thông qua Luật về đặc khu tại kỳ họp này cũng thể hiện trách nhiệm trước nhân dân, lắng nghe thêm ý kiến của nhân dân để hoàn thiện Luật.

Phó Thủ tướng cho rằng cần tiếp làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giải thích,   tốt hơn để mọi người dân có đầy đủ thông tin và hiểu rõ hơn.

Theo Chinh phu

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phú Lương (Thái Nguyên): Đào tạo nghề, giúp bà con vùng đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Phú Lương (Thái Nguyên): Đào tạo nghề, giúp bà con vùng đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 4 giờ trước
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm bền vững, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng DTTS và miền núi là một trong những hướng đi trọng tâm được huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã và đang triển khai tích cực và thực hiện có hiệu quả.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách, tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách, tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Tin tức - Mai Hương - 4 giờ trước
Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận, cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ ký kết tín dụng, truyền thông, đào tạo

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ ký kết tín dụng, truyền thông, đào tạo

Tin tức - Thành Nhân - 4 giờ trước
Mới đây, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai và Liên minh Hợp tác xã (HTX) Đồng Nai đã tổ chức lễ ký kết chương trình hợp tác trong lĩnh vực tín dụng, truyền thông, đào tạo và các lĩnh vực khác, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn.
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 19:03, 19/09/2024
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 18:55, 19/09/2024
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 18:54, 19/09/2024
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 18:03, 19/09/2024
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 17:59, 19/09/2024
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 17:57, 19/09/2024
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 17:48, 19/09/2024
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.