Trong những năm vừa qua, Cục Hải quan Lào Cai trở thành điểm sáng trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu (XNK). Trong đó, việc áp dụng hải quan điện tử (HQĐT) đang tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính của đơn vị.
Hiện nay, thời tiết tại khu vực Đông Nam bộ đang vào những tháng cao điểm của mùa khô 2019. Những đợt nắng nóng làm cho lá cây, cỏ… tại các khu rừng trở nên khô hanh và rất dễ cháy. Thêm vào đó là tình trạng đốt cỏ, đốt rác bừa bãi, không kiểm soát, đang diễn ra khá phổ biến, đe dọa sự an toàn của các khu dân cư. Nguy cơ cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại các khu vực này.
Thực hiện Đề án của Bộ Công an về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, thời gian qua, Công an tỉnh Lào Cai đã tập trung lựa chọn những cán bộ công an đủ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ luân chuyển và bổ nhiệm làm trưởng, phó công an các xã. Qua đó, góp phần bảo đảm an ninh trật tự các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Sau khi Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng và ngăn dòng đã hình thành một vùng lòng hồ rộng lớn thuộc địa bàn 3 huyện của tỉnh Sơn La, người dân tại những khu vực này sử dụng nhiều loại phương tiện đường thủy để lưu thông. Nhưng do ý thức của người dân còn hạn chế, công tác kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng còn thiếu chặt chẽ đã dẫn đến những nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy trên khu vực lòng hồ.
Khu tái định cư (TĐC) bản Quắn, xã Liên Hợp và bản Pật thuộc Dự án di dân khẩn cấp khỏi vùng thiên tai, sạt lở đất ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) được thực hiện từ năm 2011. Đến nay, ngoài những hạng mục chính đã hoàn thành, các hộ dân đã đến ở nhưng hàng loạt các công trình phụ trợ như đường giao thông, điện, nước… chưa được thực hiện. Cuộc sống người dân tại khu TĐC gặp rất nhiều khó khăn...
Muốn giúp được đồng bào DTTS ở vùng ĐBKK phát triển kinh tế; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì phải biết nghe và nói tiếng nói của đồng bào. Đó chính là phương châm của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ka Lăng, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu thực hiện trong nhiều năm qua.
“Hôm nay, tôi dọn hàng sớm để về ăn trưa với các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng. Họ kỷ niệm Ngày truyền thống nên mời cả thôn đến ăn cơm. Các chiến sĩ Biên phòng tốt với dân lắm, việc gì của dân cũng có Bộ đội Biên phòng giúp đỡ…”.
Y Diệm năm nay 22 tuổi, đi làm công nhân ở khu công nghiệp. Ở nơi làm việc Y Diệm thường chơi bời lêu lổng không chú tâm vào công việc. Thế nhưng về quê Diệm lại ăn mặc bảnh bao nhìn rất có điều kiện.
Để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa mới, thời gian qua, người dân thôn Bản Phố, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tích cực xây dựng hương ước. Bản hương ước này đã cụ thể hóa các quy định của pháp luật phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương, qua đó giúp cho pháp luật đi vào đời sống một cách tự nhiên, dễ dàng.
Liên quan đến vụ việc một phóng viên bị hành hung tại địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam vừa có công văn gửi Công an TP Hà Nội đề nghị khẩn trương điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt đang là thách thức không nhỏ đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) hiện nay. Trước thực tế này, tỉnh Long An đã vận động Nhân dân lắp đặt camera giám sát an ninh tại các tuyến đường, khu phố... Đến nay, mô hình này đang được triển khai nhân rộng khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Trải qua 60 năm (1959-2019) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã viết nên những trang sử truyền thống vẻ vang. Họ chính là những “khiên thép trấn biên” canh giữ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, bờ biển của đất nước.
Từ trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đến nay, nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, phòng ngừa các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, Công an huyện Mường Chà (Điện Biên) đã phát hiện, xử lý nhiều đối tượng vi phạm pháp luật, triệt xóa nhiều tụ điểm bán lẻ ma túy, điều tra làm rõ một số vụ phạm pháp hình sự… Qua đó, đảm bảo ổn định an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn huyện.
Những năm qua, tỉnh Bình Thuận thường xuyên quan tâm, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi, nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Suốt 25 năm qua, bác sĩ quân y Tạ Đức Mạnh, Đồn Biên phòng Chiềng Tương đã trở thành vị lương y thân thiết của bà con xã biên giới Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Trước đây Điện Biên là địa phương “nóng” về vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Tình trạng này diễn ra phổ biến trong cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, thực hiện Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết (gọi là Đề án) theo Quyết định số 498 của Thủ tướng Chính phủ, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương triển khai nhiều hoạt động phong phú, thiết thực đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác này.
Ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi, việc uống quá nhiều rượu đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống kinh tế-xã hội cũng như an ninh trật tự thôn bản. Ở xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, đồng bào dân tộc Mông đã quyết tâm bỏ rượu bằng cách vận động nhau không uống rượu, bia, xây dựng bản văn hóa, bản không rượu, bia. Nhờ đó, các vấn đề về bạo lực gia đình, an ninh trật tự, gây rối trật tự công cộng..., tại địa phương lâu nay gần như không xảy ra.
Hàng tỷ đồng vốn nằm phơi sương gió, gây lãng phí, trong khi hằng ngày, người dân vẫn phải đi qua ngầm tràn vượt suối, không an toàn. Đây là thực trạng ở 3 cây cầu trên tuyến Tỉnh lộ 256 nối từ thị trấn Chợ Mới với xã Hảo Nghĩa của huyện Na Rì (Bắc Kạn).
Đối với người dân thôn Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) tiếng kẻng vang lên vào 22h hằng đêm của thôn đã trở nên quen thuộc trong nếp sống, sinh hoạt của bà con. Tiếng kẻng là lời hiệu nhắc nhở mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn an ninh trật tự trong thôn xóm…
Sau 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc kết thúc (tháng 2 năm 1979), đau thương mất mát đã dần lùi lại phía sau. Nhưng hôm nay, những cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến đấu ấy ở mặt trận Lào Cai năm xưa, vẫn luôn tự hào và vinh dự khi được đóng góp một phần công sức bảo vệ mảnh đất địa đầu Tổ quốc.