Kinh tế -
Lê Hường - Phan Trọng -
17:38, 18/11/2021 Với tổng diện tích tự nhiên trên 5,46 triệu ha, chiếm 16,8% diện tích cả nước, các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên nổi tiếng với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả xuất khẩu như tiêu, cà phê, cao su, bơ, sầu riêng... Những năm gần đây, trên vùng đất baza màu mỡ này, đang tiếp tục được người dân khai thác để phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc. Điều mà đồng bào Tây Nguyên cần lúc này là các cơ quan chức năng cần có những giải pháp bền vững cho lĩnh vực kinh tế đang có nhiều tiềm năng, lợi thế này.
Kinh tế -
Ngọc Thu - Lê Hường -
08:15, 06/03/2025 Cây công nghiệp, cây ăn quả là những cây trồng chủ lực ở khu vực Tây Nguyên. Thời điểm sau Tết Nguyên đán cũng là lúc Tây Nguyên vào mùa khô, nông dân tất bật bước vào mùa tưới cây trồng. Tuy mới chỉ tưới được 1 - 2 đợt, nhưng ở một số địa phương lượng nước trên các hồ chứa, công trình thủy lợi đã bắt đầu giảm và đối diện với nguy cơ thiếu nước tưới.
Để chống hạn, một số nông dân ở Tây Nguyên đã tự tìm ra cách tích trữ nước, đó là đào ao lót chống thấm để tích nước, kết hợp tưới nước tiết kiệm. Đây là giải pháp hiệu quả để ứng phó thời tiết biến đổi ngày càng khắc nghiệt.
Kinh tế -
Ngọc Thu - Lê Hường -
00:17, 07/03/2025 Để ứng phó với tình trạng khan hiếm nước tưới cho cây trồng trong mùa khô hằng năm, hiện nay nông dân Tây Nguyên đã áp dụng công nghệ tưới thông minh, sử dụng các biện pháp tưới tiết kiệm ngày càng phổ biến. Qua đó, vừa tiết kiệm nước, nhân công và giúp cây trồng đủ nước để sinh trưởng, phát triển tốt.
Kinh tế -
Lê Hường -
14:51, 17/06/2021 Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhiều loại nông sản ở Tây Nguyên rớt giá mạnh, không tiêu thụ được. Đây chính là lúc các cấp chính quyền, người nông dân nhìn nhận rõ hơn những hạn chế trong tư duy sản xuất, từ đó có giải pháp căn cơ, đồng bộ để vượt qua khó khăn trước mắt, và tính kế lâu dài.
Kinh tế -
Lê Hường-Phan Trọng -
15:44, 23/11/2021 Tây Nguyên có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi gia súc, nhưng đến nay mới chỉ dừng lại ở phát triển chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ là chính nên hiệu quả chưa cao và thiếu bền vững. Các tỉnh khu vực Tây Nguyên cần mạnh dạn thay đổi theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có để ngành chăn nuôi phát triển bền vững...