Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nội thành Hà Nội vẫn an toàn trong trường hợp lũ trên sông Hồng lên báo động 3

Minh Nhật - 18:00, 11/09/2024

Trước những diễn biến phức tạp về mưa lũ và ngập úng tại các tỉnh miền Bắc trong những ngày gần đây, trưa 11/9, Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia đã có cuộc thông tin nhanh với báo chí về dự báo diễn tiến mưa lũ và ngập úng trong những ngày tiếp theo.

Hà Nội vẫn an toàn: Trong trường hợp lũ trên sông Hồng lên báo động 3
Hà Nội vẫn an toàn: Trong trường hợp lũ trên sông Hồng lên báo động 3

Thông tin về tình hình mưa lũ, ngập lụt trong thời gian tới tại các tỉnh miền Bắc, ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo đến đêm 11/9, lũ trên các sông Hồng, sông Thái Bình,... có thể đạt đỉnh và sau đó biến đổi chậm.

Những ngày tiếp theo nước lũ tại các sông Hồng, sông Thái Bình sẽ giảm dần. Tại Hà Nội, các quận như Tây Hồ, Ba Đình, Long Biên... đã xảy ra ngập úng ở khu vực ven đê, khả năng trong 6 giờ tới mực nước sông Hồng tiếp tục tăng nên nguy cơ ngập úng vẫn còn hiện hữu.

Ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ đánh giá, trong lịch sử chưa bao giờ tại tỉnh Thái Nguyên xảy ra mưa lũ như những ngày qua.
Ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ đánh giá, trong lịch sử chưa bao giờ tại tỉnh Thái Nguyên xảy ra mưa lũ như những ngày qua

Các vùng ven sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy đã xảy ra tình trạng ngập úng.

Theo dự báo trong 6 giờ tới mực nước ở hệ thống sông chính tiếp tục tăng lên và đạt mức 11,3m dưới báo động 3 khoảng 20cm, sau đó có thể chững lại.

"Hiện tại, nước lũ giảm phụ thuộc hoàn toàn vào diễn biến mưa cũng như các diễn biến về việc xả lũ của các hồ trữ nước", ông Hòa nói và nhận định tại huyện Chương Mỹ thời gian tới xảy ra ngập úng kéo dài do lượng nước ở các sông chính ở mức cao, khó thoát.

Ngoài ra, các huyện ngoại thành như Thanh Trì, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thanh Trì, Gia Lâm sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng do mực nước ở các sông nhỏ tiếp tục tăng lên.

Ông Hòa đánh giá, trong lịch sử chưa bao giờ tại tỉnh Thái Nguyên xảy ra mưa lũ như những ngày qua. Đối với tỉnh Bắc Giang, hầu hết các xã vùng ven sông Thao và sông Thương xảy ra hiện tượng ngập úng. Mực nước tại sông Thao và sông Cầu tiếp tục tăng những giờ tới. Diễn biến lũ tại Bắc Giang có nhiều đặc điểm giống lịch sử năm 2008 và năm 1986.

Ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Vụ quản lý dự báo khí tượng thủy văn (Tổng cục khí tượng thủy văn, Bộ Tài Nguyên và Môi trường) chia sẻ thông tin với báo chí.
Ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Vụ quản lý dự báo khí tượng thủy văn (Tổng cục khí tượng thủy văn, Bộ Tài Nguyên và Môi trường) chia sẻ thông tin với báo chí.

Ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Vụ quản lý dự báo khí tượng thủy văn (Tổng cục khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường), nhấn mạnh việc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin về việc cảnh báo ngập úng trong nội thành Hà Nội trước khi có mưa lớn, tuy nhiên nhiều trang mạng xã hội đã sử dụng thông tin này và đưa ra tin cảnh báo "ngập lụt do lũ sông Hồng" khiến nhiều người hiểu sai bản chất.

Ông Long khẳng định, nước lũ hiện tại (lúc 11 giờ 30 là 11,02m, thấp hơn báo động 3 là 0,48m) trên sông Hồng chỉ khiến khu vực ngoài đê bị ngập, không ảnh hưởng đến nội thành.

Trong trường hợp lũ trên sông Hồng lên mức báo động 3, nội thành Hà Nội vẫn an toàn, không bị ngập.

Đến trưa 11/9, mực nước tại thượng nguồn sông Hồng, sông Thao đã đạt đỉnh và đang xuống. Song mực nước trên sông Thao xuống rất chậm.

Theo ông Long hồ Hòa Bình, hồ Tuyên Quang tiếp tục đóng thêm cửa xả là những thông tin tích cực để giảm nước lũ ở hạ lưu, khả năng tiêu thoát lũ đang diễn ra chậm nên thời gian ngập lụt còn kéo dài khoảng 2-3 ngày tới.

Ông Long khuyến cáo người dân ở vùng ven sông phải thường xuyên theo dõi các dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia để nắm các diễn biến của mưa lũ, có biện pháp ứng phó kịp thời.

Ngoài ra, người dân vùng ven sông cần tuyệt đối chấp hành các khuyến cáo, cảnh báo, di dời của chính quyền địa phương.

Ông Long cũng cảnh báo, tại các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang,.. những ngày qua có mưa rất lớn.

Chính vì thế, đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã bị bão hòa nên nếu tiếp tục có mưa nguy cơ sạt lở là rất cao.

"Đất đã bão hòa nên có thể trượt xuống bất cứ lúc nào. Lũ quét và sạt lở đất là hiện tượng thiên tai cực kỳ khó dự báo. Do đó, người dân ở những vùng nguy hiểm cần đến nơi tránh trú an toàn", ông Hòa nói.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đánh giá, mặc dù lưu lượng nước ở hồ Thác Bà là lớn, nhưng áp lực đã giảm so với trước đó nên trong vùng an toàn.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đánh giá, mặc dù lưu lượng nước ở hồ Thác Bà là lớn, nhưng áp lực đã giảm so với trước đó nên trong vùng an toàn

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết theo cập nhật lượng mưa từ đêm 10/9 đến sáng 11/9, tại miền Bắc đã có xu thế giảm so với 2 ngày trước.

Dự báo trưa 11/9 đến ngày 12/9, mưa tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Trung Bộ. Đến 13/9, mưa sẽ giảm dần.

Theo ông Khiêm, lũ trên các hệ thống hồ tại miền Bắc hiện nay rất cao do lượng mưa lớn trong nhiều ngày, trong đó có hồ Thác Bà.

Trưa 11/9, lưu lượng nước về hồ Thác Bà đã giảm mạnh so với 2 ngày trước. Đến 10 giờ sáng 11/9, lưu lượng nước về hồ là 2.955m3/s (lúc 22 giờ 30 ngày 10/9 lưu lượng nước đến hồ là 3.750 m3/s). Mực nước tại hồ Thác Bà sáng 11/9 là 59,83m.

Ông Khiêm đánh giá, mặc dù lưu lượng nước ở hồ Thác Bà là lớn, nhưng áp lực đã giảm so với trước đó nên trong vùng an toàn.

Đối với lũ trên khu vực sông Hồng, ông Khiêm cho biết từ ngày 10/9 đến trưa 11/9, mực nước tăng.

Đến 11 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng đã đạt mức 11,02m (thấp hơn báo động 3 0,48m).

"So với dữ liệu trong quá khứ, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội trên 11m đã xảy ra vào năm 2004. Năm 2004, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đạt mức 11,04m", ông Khiêm nói và dự báo, trong những giờ tới mực nước thượng nguồn biến đổi chậm nên mực nước ở sông Hồng tăng nhưng tăng chậm.

Hình ảnh những con đò dọc ngang trên ""đường" ở phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm như thế này đã hàng chục năm mới lặp lại (ảnh chụp lúc 14h10 ngày 11/9). Ảnh: An Đăng/TTXVN
Hình ảnh những con đò dọc ngang trên "đường" ở phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm như thế này đã hàng chục năm mới lặp lại (ảnh chụp lúc 14h10 ngày 11/9). Ảnh: An Đăng/TTXVN

Với mực nước hiện nay, các tỉnh hạ lưu sông Hồng như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội có thể xảy ra lũ ở ven sông.

Theo số liệu thống kê, đến thời điểm hiện tại ở hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình, sông Thao… mực nước đều trên báo động 3.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc

Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
UBND quận Bình Tân vừa tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc năm 2024.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Tin tức - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Ngày 18/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Công văn số 5527/BGDĐT-KHTC gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Quảng Nam: Cảnh sát biển cứu 8 thuyền viên trên tàu chở hàng bị chìm

Quảng Nam: Cảnh sát biển cứu 8 thuyền viên trên tàu chở hàng bị chìm

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Chiều 18/9, Đại tá Trần Tiến Hiền - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, tàu Cảnh sát biển đã cứu được 8 thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68 bị nghiêng và đã chìm trên vùng biển cách xã Bình Hải (huyện Thăng Bình) khoảng 4,5 hải lý.
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

Tin tức - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Trung tâm Dụ báo khí tượng quốc gia thông tin, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 4. Theo Dự báo, bão số 4 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Quảng Trị - Quảng Nam vào cuối giờ chiều nay (19/9).
Bất lực nhìn tài sản cuốn trôi theo dòng nước lũ

Bất lực nhìn tài sản cuốn trôi theo dòng nước lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Trận mưa lũ lịch sử do hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Nhiều nông dân trong phút chốc đã trắng tay bởi tài sản, sinh kế bị cuốn trôi theo dòng nước lũ. Tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát hàng chục tấn cá của bà con nông dân bị lũ cuốn trôi gây thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 7 giờ trước
Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 109 xã, phường, thị trấn và 775 khóm, ấp; dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS là 423.000 người (chiếm 35,4% dân số của toàn tỉnh). Nhờ làm tốt khâu chuẩn bị nên cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.
Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Sức khỏe - Minh Nhật - 7 giờ trước
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Minh Phương - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 8 giờ trước
Để kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024), tháng 11 tới đây, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm tôn vinh truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân địa phương.
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Kinh tế - Mai Hương - 8 giờ trước
Đồng hành cùng đồng bào DTTS trong quá trình phát triển kinh tế, giảm nghèo, thời gian qua, Phòng Giao dịch (PGD) NHCSXH huyện Lắk (Đắk Lắk) triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, tạo “động lực” để đồng bào DTTS từng bước vươn lên, giảm nghèo bền vững.