Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nơi bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nguồn cội

PV - 15:53, 01/04/2025

Nằm trên đồi Công Quán, sát chân núi Nghĩa Lĩnh, Bảo tàng Hùng Vương, Khu di tích lịch sử Đền Hùng có vai trò “sứ giả lịch sử”, nơi lưu giữ, bảo tồn hàng nghìn tài liệu, hiện vật quý giá về những giá trị văn hóa cội nguồn của dân tộc Việt Nam.


Hướng dẫn viên Bảo tàng thuyết minh cho du khách đến thăm quan
Hướng dẫn viên Bảo tàng thuyết minh cho du khách đến thăm quan


Ấn tượng đầu tiên khi tới thăm quan Bảo tàng, đó là không gian tĩnh lặng, mang kiến trúc khối hình hình vuông với ý nghĩa tượng trưng như một chiếc bánh chưng khổng lồ. Chính giữa tầng 1 trưng bày một chiếc trống đồng lớn mô phỏng theo trống đồng Đông Sơn, mang ý nghĩa tượng trưng cho chiếc bánh giầy tròn, theo quan niệm của người Việt cổ là “Trời tròn - đất vuông”. Tầng 2 của Bảo tàng là nơi trưng bày chính để giới thiệu, tìm hiểu về sự hình thành, phát triển của Nhà nước Văn Lang và nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của các vua Hùng. Qua các tài liệu hiện vật gốc và các tài liệu khoa học phụ trợ được trưng bày theo các chủ đề: Đất nước, con người thời nguyên thuỷ; bắt đầu thời dựng nước; sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các vua Hùng; di tích lịch sử Đền Hùng và việc thờ cúng vua Hùng trên đất cổ Phong Châu; tình cảm của đồng bào cả nước, sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế với Đền Hùng.

Đồng chí Nguyễn Thị Bích Phượng - Phó trưởng Phòng Quản lý di tích, văn hoá, lễ hội, Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết: “Bảo tàng hiện lưu giữ, bảo quản trên 5.000 tài liệu, hiện vật khoa học. Tất cả đều được gìn giữ một cách trân trọng, sắp xếp khoa học và trình bày công phu. Mỗi khi có đoàn khách đến thăm quan, cán bộ, hướng dẫn viên của Bảo tàng sẽ giới thiệu những dấu tích văn hoá vật thể, bằng chứng khoa học minh chứng cho quá trình phát triển của người Việt cổ từ thời nguyên thủy đến thời đại Hùng Vương.

Qua việc thăm quan các phòng trưng bày tại Bảo tàng, du khách có thể hình dung sự ra đời của Nhà nước Văn Lang vào những thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, với sự phát triển của kỹ thuật luyện kim đồ đồng Đông Sơn đạt đỉnh cao, cư dân Việt cổ lúc ấy có nền sản xuất tiến bộ, dẫn đến sự dư thừa của cải và xuất hiện tầng lớp người giàu có hơn, kết hợp nạn xâm lấn từ phương Bắc tràn xuống. Vì vậy, con người lúc này có nhu cầu cần liên minh với nhau để trị thủy và đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Khi đó thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang là bộ lạc mạnh nhất đã đứng ra thống nhất các bộ lạc khác. Thủ lĩnh nước Văn Lang ngày nay chúng ta gọi là Vua Hùng. Bộ máy Nhà nước Văn Lang lúc đó gồm: Các Vua Hùng, các Lạc Hầu, Lạc Tướng, thần bộ, nữ lệ... Xã hội không có tầng lớp nông nô, nô lệ bị áp bức.

Trong không gian ấm cúng, các tài liệu, hiện vật được trưng bày đã tạo nên những điểm nhấn sinh động, tạo đặc trưng rất riêng, chỉ có trong không gian trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương. Qua thuyết minh của hướng dẫn viên Bảo tàng, du khách như được trở về toàn cảnh quá khứ lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Các hiện vật trưng bày được lựa chọn từ bốn giai đoạn văn hóa tiêu biểu là: Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn. Trong đó, hiện vật thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu tại Bảo tàng được sưu tập khá phong phú. Từ các loại công cụ lao động sản xuất; vũ khí, dụng cụ săn bắn; dụng cụ sinh hoạt đến đồ trang sức... được chế tác bằng các chất liệu khác nhau như: Đá, đồng, xương, gốm... Qua đây, cho thấy người Đồng Đậu sống định cư lâu dài trên những đồi gò ở vùng Trung du để vừa có thể lên rừng săn bắt, vừa xuống đồng trồng cấy, sản xuất nông nghiệp. Là giai đoạn nối tiếp giữa văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn, văn hóa Gò Mun cũng được phản ánh đậm nét qua các hiện vật đang trưng bày tại Bảo tàng. Đến đây, du khách được chứng kiến những hiện vật được làm từ đá, đồ đồng, gốm, gỗ khá phong phú. Đặc biệt, công cụ lao động bằng đồng được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp thành ngành sản xuất chủ yếu của người dân. Các hiện vật trưng bày thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn được lựa chọn từ các di chỉ khảo cổ học tiêu biểu của tỉnh như: Làng Cả (thành phố Việt Trì), gò De (xã Thanh Đình)... Nền văn hóa này có rất nhiều loại hình: Di chỉ cư trú, di chỉ mộ táng, di chỉ xưởng... trong đó, đồ đồng là di vật đặc trưng nhất.

Các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng mang ý nghĩa giá trị ý nghĩa lịch sử to lớn
Các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng mang ý nghĩa giá trị ý nghĩa lịch sử to lớn

Qua việc thăm quan các phòng trưng bày tại Bảo tàng, du khách có thể hình dung sự ra đời của Nhà nước Văn Lang vào những thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, với sự phát triển của kỹ thuật luyện kim đồ đồng Đông Sơn đạt đỉnh cao, cư dân Việt cổ lúc ấy có nền sản xuất tiến bộ, dẫn đến sự dư thừa của cải và xuất hiện tầng lớp người giàu có hơn, kết hợp nạn xâm lấn từ phương Bắc tràn xuống. Vì vậy, con người lúc này có nhu cầu cần liên minh với nhau để trị thủy và đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Khi đó thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang là bộ lạc mạnh nhất đã đứng ra thống nhất các bộ lạc khác. Thủ lĩnh nước Văn Lang ngày nay chúng ta gọi là Vua Hùng. Bộ máy Nhà nước Văn Lang lúc đó gồm: Các Vua Hùng, các Lạc Hầu, Lạc Tướng, thần bộ, nữ lệ... Xã hội không có tầng lớp nông nô, nô lệ bị áp bức.

Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng bộ sưu tập ảnh giới thiệu về hành trình Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát Xoan Phú Thọ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đền Hùng, tiêu biểu là bộ sưu tập ảnh chụp nhân sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954 và gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại Đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội với lời căn dặn nổi tiếng: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước/Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lần thứ hai Bác về thăm Đền Hùng là gần tròn 8 năm sau, tức ngày 19 tháng 8 năm 1962, với lời căn dặn: “Leo núi phải lên đến đỉnh cũng như người làm cách mạng không được bỏ dở chừng, đã đi phải tới đích".

Ngoài những tài liệu khoa học của các học giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về Đền Hùng và thời đại Hùng Vương được trưng bày còn có hàng trăm hiện vật do đồng bào Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước cung tiến.

Bên cạnh đó là hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thăm viếng, trồng cây lưu niệm tại Đền Hùng; xem xét, phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng; xây dựng Bảo tàng Hùng Vương... một số hình ảnh các đoàn khách quốc tế thăm Đền Hùng. Tất cả đều phản ánh tấm lòng của toàn dân ta và bạn bè năm châu với Tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Nhiều lần về thăm Đền Hùng, lần nào gia đình bà Nguyễn Thị Sắc ở Hà Nội cũng ghé thăm Bảo tàng Hùng Vương. Bà Sắc cho biết: Gia đình tôi có 9 thành viên, các con tôi đang công tác trong các cơ quan Nhà nước, các cháu tôi đang ở lứa tuổi học sinh tiểu học, THCS, vì vậy, mỗi lần về Đền Hùng trong dịp Giỗ Tổ, tôi cũng đưa các cháu thăm quan Bảo tàng để giúp các cháu có cái nhìn chân thực và đầy đủ nhất về các nền văn hóa thời kỳ mở nước của cha ông, hiểu hơn về lịch sử, về đất nước và con người Việt Nam, cũng như cảm nhận được tình cảm của đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc gửi gắm lại nơi đây. Qua đó, giúp các cháu luôn tự hào về truyền thống của dân tộc, ý thức trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ những thành quả mà cha ông để lại”.

Ấn tượng về kiến trúc, độc đáo về hiện vật, tinh tế trong trưng bày... đó là những điểm nhấn của Bảo tàng Hùng Vương, không chỉ giúp du khách tìm hiểu về thời đại dựng nước của các Vua Hùng, mà còn mang đến những trải nghiệm thú vị, ý nghĩa, là điểm đến không thể thiếu trong hành trình về nguồn, tham quan Di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thắp hương tri ân công đức Tổ tiên./.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 3 giờ trước
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 3 giờ trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 3 giờ trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 7 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 11 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.