Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều địa bàn ở Nghệ An và Hà Tĩnh ngập úng do mưa lớn

An Yên - 11:43, 27/09/2023

Mưa lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã khiến một số địa bàn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh bị ngập úng. Công tác ứng phó, hỗ trợ cứu nạn với người dân vùng bị ảnh hưởng được chính quyền triển khai gấp rút.

Mưa lớn gây ngập cục bộ ở Hương Khê - Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập cục bộ ở Hương Khê - Hà Tĩnh

Đường ngập, người dân phải di dời

Những ngày qua, triều cường dâng cao tại các huyện ven biển Nghệ An. Trước tình hình ấy, để đảm bảo an toàn, ngư dân ven biển Diễn Châu (Nghệ An) đã di dời bè mảng, ngư cụ lên cao.

Ông Nguyễn Vân Nam- một ngư dân ở xã Diễn Kim cho hay: Ngay từ chiều 25/9, chúng tôi đã kéo bè mảng cách bờ biển 10-12m, nhưng sóng biển dữ, triều dâng nên hôm nay chúng tôi phải huy động lực lượng để tiếp tục kéo bè mảng và các ngư cụ lên bờ, cách xa 20-30 mét đảm bảo an toàn.

Bè mảng là phương tiện mưu sinh thô sơ của ngư dân, được kết lại bởi 10 cây cây tre giao lóng, rồi chẻ đôi nẹp cùng các vật liệu nổi khác như xốp, gỗ... phía sau đặt máy nổ. Sức vươn của bè mảng tầm 1 – 1,5 hải lí.

Người dân Diễn Châu - Nghệ An, kéo bè mảng và ngư cụ lên bờ tránh triều cường
Người dân Diễn Châu - Nghệ An, kéo bè mảng và ngư cụ lên bờ tránh triều cường

Ông Nguyễn Thế Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Diễn Châu cho biết thêm: Địa bàn huyện Diễn Châu hiện có trên 350 bè mảng chủ yếu tập trung ở các xã Diễn Hải, Diễn Kim, Diễn Thành, Diễn Hùng. Đây là nghề truyền thống của bà con ven biển bãi ngang, chủ yếu đánh sứa, ruốc, cá cơm. Vào mùa mưa bão, huyện thường xuyên chỉ đạo các xã có bè mảng khuyến cáo ngư dân nắm thông tin thời tiết, tuyệt đối không đi bè mảng vào mùa mưa bão.

Tại một số xã ven sông như Khánh Thành, Long Thành (Yên Thành), vùng Bích Hào, xã Ngọc Lâm, xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương), Châu Hạnh (Quỳ Châu)… đã có ngập úng cục bộ. Trung tá Nguyễn Thế Anh, Đồn trưởng Đồn biên phòng Ngọc Lâm, Thanh Chương xác nhận: Nhiều vị trí tràn trên các tuyến đường dân sinh của xã đã bị ngập, lực lượng đã phối hợp với địa phương, cắm biển cảnh báo người dân không nên giao thông để đảm bảo an toàn. Cũng bởi không thể đi lại nên nhiều học sinh đã phải nghỉ học.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, mưa lớn cũng đã khiến nhiều vùng bị ngập úng gây cô lập cục bộ. Ngay tại “rốn lũ” Hương Khê, mưa lớn đã khiến nhiều hộ dân ở xã Hương Lâm phải di dời để tránh nguy cơ sạt lở.

Một số tuyến đường ở huyện Thanh Chương - Nghệ An, bị chia cắt do mưa lũ
Một số tuyến đường ở huyện Thanh Chương - Nghệ An, bị chia cắt do mưa lũ

Ông Nguyễn Thế Hùng,  Bí thư Đảng ủy xã Hương Lâm (Hương Khê) thông tin: Qua rà soát, có 20 hộ trên địa bàn xã thuộc diện cần di dời, sơ tán. Hiện, các hộ dân đã được các lực lượng đã phối hợp di dời đến nơi ở mới đảm bảo an toàn.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TCCN huyện Hương Khê, toàn huyện có 10 cầu dân sinh và một số tuyến đường giao thông ở các xã Hương Đô, Hương Trạch, Hương Lâm, Hương Liên, Hương Vĩnh, Hương Xuân, Phúc Trạch, Hương Bình bị ngập trong nước lũ, gây ách tắc giao thông cục bộ; nhiều đoạn hai bên bờ sông Ngàn Sâu, sông Tiêm thuộc địa phận các xã Hương Liên, Hương Đô, Hà Linh, Gia Phố, Hương Xuân bị sạt lở đất, đá, cây cối. Từ sáng 26/9, có 4.317 học sinh phải nghỉ học do mưa lũ, trong đó khối mầm non 2.458 em, tiểu học 842 em và trung học cơ sở 1.018 em.

Trước tình hình mưa lớn còn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tại các địa phương ở Nghệ An và Hà Tĩnh, đã liên tục phát công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng phó với mưa lũ khi có yêu cầu. Tăng cường kiểm tra các điều kiện đảm bảo, hướng dẫn, cắm biển báo và có các biện pháp cảnh báo giao thông đi lại cho Nhân dân, nhất là các đoạn đường có nguy cơ ngập lụt, tràn, ngầm qua suối. 

Tổ chức trực ban nghiêm túc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra; thường xuyên cập nhật tình hình ảnh hưởng của thiên tai và công tác ứng phó báo cáo cho UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện. Đặc biệt, khi xảy ra sự cố thì cần phải huy động nhân lực, vật lực ứng cứu theo “4 tại chỗ” trước mắt để đảm bảo an toàn.

Một hộ dân ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh đã bị ngập và được sơ tán đến nơi an toàn
Một hộ dân ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh đã bị ngập và được sơ tán đến nơi an toàn

Hàng loạt thủy điện xả lũ

Trước tình hình thượng nguồn có mưa lớn, lượng nước đổ về nhanh, nhiều nhà máy Thủy điện ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã phát thông báo xả tràn. Ngay tại thủy điện Hố Hô (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã tiến hành xả tràn. Lưu lượng nước qua tràn lúc 16h ngày 26/9 là 1.380 m3/giây.

Trước tình hình thượng nguồn có mưa lớn, cùng với sự chỉ đạo của huyện Hương Khê, Công ty CP Thủy điện Hồ Bốn đã bắt đầu xả tràn, điều tiết nước qua tràn tại Nhà máy Thủy điện Hố Hô từ lúc 15h giờ ngày 25/9, với lưu lượng 26 m3/giây. Tới 2h ngày 26/9, lưu lượng xả được tăng lên 1.342 m3/giây.

Thủy điện Chi Khê, Nghệ An xả lũ
Thủy điện Chi Khê, Nghệ An xả lũ

Vào 22h 17 phút tối 26/9, Công ty cổ phần Thuỷ điện Sông Quang đã phát thông báo xả lũ bắt đầu từ 2 giờ 30 phút, ngày 27 tháng 9 năm 2023, với tổng lưu lượng xả từ 20m3/s đến 90m3/s (Bao gồm lưu lượng xả qua cửa van, lưu lượng qua tràn và lưu lượng phát điện các tổ máy) và có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng nước đến hồ.

Tiếp đó, lúc 22h 30 phút tối 26/9, Công ty cổ phần Thuỷ điện Quế Phong vận hành xả hồ chứa thủy điện Bản Cốc tiến hành xả lũ. Tổng lưu lượng xả từ 11,16m3/s - 150m3/s (Bao gồm lưu lượng xả qua cửa van, lưu lượng qua tràn và lưu lượng phát điện qua các tổ máy) cho đến khi hết đợt mưa lũ.

Thủy điện Hố Hô, Hà Tĩnh xả lũ
Thủy điện Hố Hô, Hà Tĩnh xả lũ

Cùng thời điểm này, các nhà máy thủy điện Nậm Mô, Khe Bố, Châu Thắng, Nhạn Hạc, Bản Ang… cũng có thông báo vận hành điều tiết hồ chứa trong ngày 26, 27/9.

Để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du, các nhà máy thủy điện đã có thông báo cụ thể giờ xả lũ, lượng nước xả lũ… để bà con và chính quyền các địa phương biết nhằm đảm bảo an toàn trong sinh hoạt và sản xuất.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đẩy lùi “nạn đói tiềm ẩn"- cải thiện thể trạng, tầm vóc cho người DTTS

Đẩy lùi “nạn đói tiềm ẩn"- cải thiện thể trạng, tầm vóc cho người DTTS

Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho nâng cao tầm vóc, trí tuệ và sức khỏe. Thiếu vi chất dinh dưỡng được coi là “nạn đói tiềm ẩn”, tuy dấu hiệu không rõ ràng, nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bởi vậy, những năm qua, chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng ở nước ta đã được triển khai một cách bền bỉ, rộng khắp để bổ sung vi chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển của trẻ e,m đặc biệt là trẻ em DTTS và miền núi
Tin nổi bật trang chủ
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND các huyện, thành phố tổ chức 10 Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2023. Tham dự có 1.600 đại biểu là cán bộ lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã, ấp; Trưởng ban nhân dân ấp, khóm, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS; doanh nghiệp, HTX, cán bộ làm công tác vận động trong vùng đồng bào DTTS.
Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92%, ước năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,76%. Để đạt được kết quả trên, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp trong công tác giảm nghèo; trong đó có việc thực hiện hiệu quả Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025. Qua đó, tạo động lực cho người người dân ở Yên Bái thoát nghèo nhanh và bền vững.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần - Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, hưởng ứng.
Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Tin tức - Thiên An - 4 giờ trước
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Tổng vốn dự án là 214,98 tỷ đồng.
Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó giai đoạn 2021-2025, theo danh sách phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ số 1227/QĐ0TTg, được thụ hưởng nhiều nội dung tại Tiểu dự án 1, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc thực hiện các nội dung được đầu tư, đã tạo cơ hội để đồng bào Nùng giữ gìn và phát huy nhiều nét đẹp, bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày.
Tin trong ngày - 29/11/2023

Tin trong ngày - 29/11/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS. Trao cơ hội để cộng đồng DTTS "tiến về phía trước". Người tiên phong hiến đất làm đường ở Đồng Xê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Vừa qua, UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 4 là bí thư chi bộ, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện năm 2023. Tham dự có 270 học viên của 12 xã thuộc diện được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Sáng 27/11, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 89 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn năm 2023.
Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín với cộng đồng - Minh Thu - 5 giờ trước
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.
Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Nhờ cây trúc sào, rất nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS huyện nghèo Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được “đổi đời”, vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương