Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn kích động, xuyên tạc về cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ

PV - 08:25, 23/02/2024

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động gia tăng nhiều hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có nội dung xuyên tạc hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Trong đó, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động triệt để lợi dụng, tuyên truyền xuyên tạc cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 bằng luận điệu vu khống Đảng, Nhà nước ta né tránh, lãng quên, không quan tâm đến chính sách đối với thương binh, cựu binh, thân nhân liệt sĩ tham gia cuộc chiến đấu; xuyên tạc, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước.

(Dẫn nguồn) Nhận diện âm mưu, thủ đoạn kích động, xuyên tạc về cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực xấu

Có thể nói rằng, lợi dụng vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trong đó có chủ quyền vê biên giới, biển, đảo nhằm xuyên tạc sự thật, kích động dư luận và gây rối vốn là âm mưu quen thuộc của các thế lực thù địch. Như một chu kỳ, cứ mỗi khi đến dịp kỷ niệm các sự kiện như cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979), trận hải chiến bảo vệ Trường Sa (1988)… các thế lực thù địch, các tổ chức phản động kêu gọi trên các diễn đàn mạng xã hội hoạt động tụ tập đông người tại những địa điểm công cộng như Bờ Hồ (Hà Nội); tượng đài Nguyễn Huệ (TP Hồ Chí Minh) và một số thành phố lớn khác nhằm thực hiện các hành vi biểu tình, gây rối trật tự công cộng. Thông qua các bài viết trên mạng xã hội, các đối tượng sử dụng nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi, giảo hoạt, tung ra những thông tin và tư liệu lịch sử sai lệch để đánh lừa dư luận.

Từ những luận điệu xuyên tạc về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 cho thấy âm mưu của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động là vu cáo đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong đảm bảo chủ quyền, biên giới quốc gia như kết quả phân giới cắm mốc giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới; chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng, từ đó tạo nên môi trường xã hội, chính trị bất ổn để dễ bề thực hiện mưu đồ chống phá. Các đối tượng viết bài xuyên tạc Việt Nam nhượng đất cho nước láng giềng, lấy cớ kích động tâm lý bất bình trong nhân dân; bịa đặt Việt Nam xâm chiếm đất của nước láng giềng nhằm phá hoại tiến trình phân giới cắm mốc của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Từ đó các đối tượng trên rêu rao rằng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước “nhu nhược, hèn yếu” nên không có những động thái kiên quyết để bảo vệ chủ quyền quốc gia; thậm chí chúng còn trắng trợn bịa đặt rằng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước im lặng vì đã thỏa hiệp với nước ngoài thao túng chủ quyền của nước ta…

Bên cạnh đó, lợi dụng các vấn đề liên quan đến chủ quyền biên giới, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động ra sức xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, quan hệ giữa các dân tộc, bôi nhọ chủ trương phát triển kinh tế-xã hội. Chúng cho rằng việc phát triển các dự án kinh tế là nguyên nhân đẩy đồng bào các dân tộc lâm vào tình cảnh khốn khó, mất nguồn sinh kế, vì thế đời sống bà con luôn thiếu thốn, khó khăn. Chúng còn kích động mâu thuẫn giữa các dân tộc và xuyên tạc người Kinh đã lấy đất, phá rừng, gây khó khăn cho đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế-xã hội, qua đó nhằm phá hoại khối đoàn kết dân tộc, làm suy yếu sức mạnh của quân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để thực hiện âm mưu thâm độc trên, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động đã triệt để tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông xã hội, các diễn đàn, nhất là triệt để lợi dụng một số văn nghệ sĩ, trí thức bất mãn, có quan điểm chính trị lệch lạc để ngấm ngầm cài cắm, tán phát những quan điểm sai trái, phản động về chủ quyền lãnh thổ. Càng nguy hiểm hơn khi nhiều đối tượng lợi dụng vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trong đó có chủ quyền biên giới đất liền, chủ quyền biển, đảo để kích động, kêu gọi người dân “xuống đường” thể hiện lòng yêu nước, từ đó gây mất an ninh, trật tự xã hội và kiếm cớ để tiếp tục chống phá. Một thực tế khác cần nhìn nhận, đó là trong khi đa số người dân nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, gần như “miễn nhiễm” với những luận điệu xuyên tạc, hồ đồ và cũ rích ấy thì vẫn còn không ít người "sập bẫy". Sự thiếu nhận thức hoặc nhận thức lệch lạc về chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước khiến số này chưa kịp chắt lọc thông tin đúng-sai trên mạng xã hội.

Lịch sử dựng nước, giữ nước đã chứng minh lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam. Khi chủ quyền lãnh thổ quốc gia đứng trước những thách thức hoặc bị xâm phạm, người dân đặc biệt quan tâm, thường xuyên dõi theo những thông tin liên quan và có các ý kiến thể hiện quan điểm. Lợi dụng tâm lý này, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động đã đưa ra những thông tin sai sự thật hòng bẻ lái dư luận, kích động người dân nhằm xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Cùng với việc phê phán các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, các đối tượng xấu cũng tìm cách quy chụp lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta "phản ứng chậm" hoặc "né tránh, không dám đối đầu, để chủ quyền lãnh thổ quốc gia bị đe dọa”. Bằng luận điệu xuyên tạc, đả kích, các thế lực xấu hòng làm lòng dân bất an, dần mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước.

Sự thật phản bác những luận điệu xuyên tạc

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ lãng quên cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 cũng như các sự kiện có liên quan đến chủ quyền biên giới, lãnh thổ. Cuộc chiến đấu chính nghĩa này là một trong những trang sử oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là chủ trương nhất quán đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta nhiều lần khẳng định.

Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn quan tâm đến chính sách đối với những người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội đặc biệt quan tâm đến các thương binh, thân nhân các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, trong đó có các cựu chiến binh, thân nhân các liệt sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Sự thật, không có sự phân biệt về chế độ, chính sách dành cho các cựu chiến binh, thân nhân các liệt sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc với cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ trong các cuộc chiến tranh khác để bảo vệ Tổ quốc. Các cựu chiến binh tham gia chiến dịch biên giới phía Bắc còn được hưởng các chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ TTg, ngày 9/11/2011 về chế độ, chính sách đối với người làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Hiện nay, chế độ, chính sách đối với cựu chiến binh nói chung được thực hiện theo Pháp lệnh Cựu chiến binh và Nghị định hướng dẫn thi hành.

Trong nhiều năm qua, thông tin về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để tưởng nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến đấu ba vệ biên giới phía Bắc, nhiều địa phương trong cả nước và ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã phối hợp với các ban, ngành Trung ương, đoàn thể xây đài tưởng niệm, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ như xây dựng và nâng cấp Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên thành nghĩa trang quốc gia; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; lấy tên một số liệt sĩ để đặt tên đường phố, trường học... Nhân dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, ngày 15/2/2019, tại Hà Nội, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc – 40 năm nhìn lại". Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu là các nhà khoa học, giảng viên đến từ các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, viện nghiên cứu và trường đại học uy tín trong cả nước. Đặc biệt, có sự tham dự của các nhân chứng, cựu quân nhân đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Cùng với đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dâng hương tại các nghĩa trang liệt sĩ và thăm hỏi, động viên cựu chiến binh, thương binh từng tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc 1979. Ngày 26/1/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dâng hương tại Khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Pò Hèn; thăm, chúc Tết, tặng quà công nhân lao động, lực lượng biên phòng, các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ, đồng bào dân tộc, hộ nghèo tại vùng đất biên cương này của Tổ quốc. Ngày 8/5/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên. Trước đó, ngày 13/07/2022, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các đại biểu Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh toàn quốc mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh toàn quốc mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên (14/7/2016 14/7/2022). Ngay những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, ngày 17/2/2024, đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước đã đến dâng hoa, thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên và Đền thờ các anh hùng liệt sĩ trên điểm cao 468, xã Thanh Thủy.

Như vậy, thực tế không có chuyện Đảng, Nhà nước, nhân dân ta né tránh, lãng quên cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979; không có chuyện không quan tâm chế độ, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công trong cuộc chiến như luận điệu của các thế lực xấu. Đất nước Việt Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh, mất mát, đau thương, nay đang trong quá trình xây dựng, phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hơn lúc nào hết, Đảng, Nhà nước ta luôn mong muốn nhân dân ta và người Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài cùng đoàn kết, nhất trí, chung sức, chung lòng, biến lòng yêu nước thành hành động thiết thực, cụ thể, đóng góp xây dựng và kiến thiết vì một Việt Nam hòa bình, ổn định, phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lật tẩy thủ đoạn gây chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo, chống phá Đảng, Nhà nước

Lật tẩy thủ đoạn gây chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo, chống phá Đảng, Nhà nước

Thời gian qua, với sự chung tay, đồng lòng của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và đồng bào các tôn giáo, khối đại đoàn kết các tôn giáo ngày càng vững chắc, đi vào chiều sâu. Tại nhiều cộng đồng dân cư, đồng bào theo hay không theo các tôn giáo tích cực chung tay, phấn đấu để xây dựng quê hương, đất nước, giáo hội ngày càng giàu mạnh. Chính sự gắn kết trong khối đại đoàn kết các tôn giáo đã, đang góp phần tạo nên sức mạnh chung của toàn dân tộc, là động lực giúp đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức để hội nhập và phát triển.
Tin nổi bật trang chủ
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

Xã hội - T.Hợp - 9 giờ trước
UBND TP.Hồ Chí Minh vừa ban hành công văn 2268 về việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). Theo đó, TP.Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4 thay vì bắn pháo hoa tại 16 điểm như thông tin trước đó.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 10 giờ trước
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 12 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 12 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.