Mưa lũ kéo dài trong nhiều ngày qua, đặc biệt là cơn mưa đêm 11 kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ đã khiến nhiều địa phương ở tỉnh Bình Định ngập nước, gây thiệt hại nhiều về tài sản của người dân.
Những ngày qua, tại các huyện miền núi tỉnh Bình Định liên tục có mưa lớn, khiến cho nhiều tuyến đường bị ngập, chia cắt khu dân cư. Bên cạnh đó, một số khu vực cũng xảy ra sạt lở đất, ảnh hưởng đến việc đi lại của bà con.
Tin tức -
T.Hợp -
08:50, 11/10/2022 Ngày 11/10/2022, khu vực Trung và Nam Trung bộ, phía Bắc của khu vực Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to; riêng khu vực từ Quảng Ngãi đến Phú Yên có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Cảnh báo lũ trên các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Bình Định và Kon Tum. Đỉnh lũ trên các sông khả năng ở mức báo động 1-báo động 2, có sông trên báo động 2.
Trong đợt mưa lũ cuối tháng 9, đầu tháng 10/2022, Nghệ An chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Hiện, một số nơi vẫn chưa thể khắc phục xong hậu quả để đón học sinh trở lại trường.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng lũ thượng nguồn kết hợp với kỳ triều cường, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên và sẽ đạt đỉnh từ ngày 10 - 13/10. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, ven sông tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.
Do ảnh hưởng sau bão số 4, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa lớn trong suốt 3 ngày qua, khiến nhiều địa phương trong tỉnh bị ngập lụt, nhiều tuyến đường bị chia cắt. Tại huyện Thạch Thành, đã có 1 người tử vong do bị lũ cuốn.
Ngày 29/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đã có công điện số 30/CĐ-QG gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh để chủ động ứng phó với mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Ngày 11/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Nội đã có văn bản gửi các quận, huyện, thị xã đề nghị tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, đặc biệt là tình trạng ngập lụt ở khu vực ngoại thành.
Tin tức -
Cát Tường -
10:44, 09/09/2022 Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai (PCTT) vừa có văn bản gửi Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) các tỉnh, thành phố về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc sét, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 7/7, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã xảy ra trận mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi, ách tắc giao thông trong khu vực. Hiện tại, mưa vẫn diễn ra nhiều gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn thành phố.
Sáng ngày 26/5, UBND xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) cho biết, trận mưa kéo dài từ đêm ngày 25 đến rạng sáng 26/5 khiến cho nhiều nhà dân và hoa màu bị ngập sâu trong nước.
Trong các ngày từ 21 - 24/5, trên địa bàn nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã xuất hiện các đợt mưa lớn cục bộ. Cùng với lượng nước lớn từ các tỉnh thượng nguồn Tây Bắc và nước bạn Lào đổ về theo các hệ thống sông suối, đã gây hiện tượng ngập lụt với nhiều thiệt hại về hoa màu, nhà ở và công trình công cộng. Một số nhà máy thủy điện trên sông Mã như Trung Sơn, Cẩm Thủy cũng tiến hành xả lũ nên mực nước sông phía hạ nguồn vẫn đang lên nhanh.
Từ ngày 21 - 24/5, mưa lớn kéo dài đã khiến một số địa phương của tỉnh Hòa Bình chịu thiệt hại về tài sản, hoa màu… Chính quyền các địa phương hiện đang nỗ lực khắc phục hậu quả, đồng thời hỗ trợ người dân các khu vực bị ảnh hưởng.
Từ tối 9/5 đến sáng ngày 10/5, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xảy ra mưa lớn trên diện rộng khiến cho nhiều địa phương bị ngập úng, gây khó khăn cho giao thông và gây thiệt hại về tài sản, nhà cửa của các hộ dân.
Xã hội -
Thùy Dung -
18:55, 02/12/2021 Nhiều năm liền sống trong cảnh ngập lụt mỗi khi mùa mưa về, nay dự án bố trí dân cư vùng thiên tại xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai được triển khai, 32 hộ dân ở làng A Chông được di rời đến nơi ở mới an toàn, khang trang trong niềm vui khôn xiết.
Tin tức -
Minh Ngọc – Đào Linh -
13:09, 01/12/2021 Trong những ngày qua, tại khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã liên tiếp xảy ra mưa lớn kéo dài; đồng thời các hồ thủy lợi, thủy điện phải xả nước điều tiết lũ để bảo đảm an toàn. Nhiều nơi đã xảy ra ngập lụt sâu, sạt lở đường, gây chia cắt giao thông, hằng chục nghìn ngôi nhà bị ảnh hưởng và đã có 5 người tử vong. Đặc biệt hai tỉnh Bình Định, Phú Yên đã xảy ra ngập lụt sâu trên diện rộng.
Suốt từ chiều 28/11 đến chiều 29/11, mưa lớn kéo dài kết hợp nước từ thượng nguồn đổ về đã làm cho một số vùng thấp trũng tại các huyện Phù Cát, Tuy Phước, Hoài Ân, An Lão và một số phường ở TP. Quy Nhơn (Bình Định) ngập cục bộ, giao thông bị chia cắt hoàn toàn.
Sáng 28/10, các tỉnh ở khu vực Bắc Trung bộ lại xuất hiện mưa trên diện rộng, lượng mưa lớn. Nguy cơ ngập lụt ở vùng trũng thấp và sạt lở vùng núi là rất cao. Trước đó ở các tỉnh Bắc Trung bộ đã có mưa liên tiếp trong nhiều ngày, mực nước ở hồ chứa, sông ngòi đã lên cao chưa kịp rút.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trong hai ngày 26 và 27/10, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có mưa lớn kéo dài dẫn đến tình trạng ngập lụt cục bộ, trong đó, huyện Lắk là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Trong các ngày từ 16 - 18/10, tỉnh Quảng Bình đã có mưa to đến rất to. Đã có người mất tích, nhiều tuyến đường bị sạt lở, gây chia cắt cục bộ và đã có hàng ngàn ngôi nhà bị ngập lụt. Hiện nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình đã điều động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ cùng phương tiện trực tiếp hỗ trợ nhân dân ứng phó với thiên tai, mưa lũ, tìm kiếm người mất tích.