Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Người "kể chuyện" miền núi bằng sắc màu hội hoạ

Giang Lam - 08:39, 20/06/2022

Trong nhịp sống hối hả của phố phường, khi đứng trước tranh của họa sĩ Trần Thái, tâm hồn người thưởng lãm như lắng dịu trước vẻ đẹp tinh khôi, thuần khiết của cảnh sắc và con người vùng cao. Tranh của ông như cắt từng mảng sáng để rồi hòa với nhau thành thổ cẩm, thành tình mẹ con, thành tình yêu đôi lứa, thành núi sông, hồn vía của con người miền núi.

Miền sương khói yên bình

Chân dung hoạ sĩ Trần Thái
Chân dung hoạ sĩ Trần Thái

Trần Thái là một trong số những họa sĩ tiêu biểu với lối vẽ ấn tượng, đặc trưng. Sắc màu hội hoạ của ông khá thong dong, sở hữu kỹ thuật tốt và làm chủ hoàn toàn các chất liệu, nên những tác phẩm thường thanh thoát, khoáng đạt.

Sinh ra và lớn lên ở vùng núi xứ Tuyên, hoạ sĩ Trần Thái có thời gian dài công tác tại Đoàn ca múa kịch Hà Tuyên (nay là Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh), Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Năm 2011, gia đình hoạ sĩ Trần Thái chuyển về Hà Nội và công tác tại Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam. Dù có xưởng vẽ nhỏ ở Hà Nội nhưng dường như tâm hồn ông luôn phiêu du về nơi mình sinh ra, vùng cao xứ Tuyên. Nơi có người Tày, người Mông, người Dao… sinh sống. Với ông, đó là miền sương khói  yên bình để tâm hồn ông được tĩnh lặng trước cuộc sống xô bồ, bon chen nơi phố thị phồn hoa.

Những tác phẩm như: “Ngày mơ”, “Chợ phiên”, “Mẹ con”... làm rung cảm bao người thưởng lãm. Người yêu hội họa dễ dàng nhận ra hình ảnh phong cảnh miền núi thân thuộc, đẹp vẻ đẹp giản dị, nguyên sơ, con người hiền hòa, thân thiện. Đó là sự hùng vĩ của bóng núi xám, bầu trời cao rộng, rặng cây xanh, con đường sơn cước vắng vẻ, sắc màu thổ cẩm, những người dân tộc Dao Đỏ, người Mông... Tất cả tạo nên một không gian đậm chất núi rừng Việt Bắc, mà ở đó hình ảnh đồng bào dân tộc với trang phục đặc trưng luôn là trung tâm.

Bạn bè trong giới hội họa thường nhận định, con đường hội hoạ của Trần Thái thật rõ nét và đã được định hình một cách nhanh chóng, những tác phẩm nhìn một lần có thể nhận ra phong cách riêng. Họa sỹ Đỗ Đức từng chia sẻ rằng, đó là nét huyền ảo nơi bản làng, có tình yêu cuộc sống với lối biểu hiện riêng biệt, rất ma mị với gam màu xanh núi, một ánh sáng vàng, quý như vàng mà không có thật, le lói như xói vào lòng người xem. Nhưng để biểu cảm tâm hồn thì tuyệt vời, không lẫn với ai.

Trong góc sáng tạo và tiềm thức của mình, hoạ sĩ Trần Thái luôn giành sự ưu ái cho những người phụ nữ, về tình yêu mẫu tử, tình yêu lứa đôi. Mảng đề tài này đã làm nên một vệt sáng trong hành trình nghệ thuật của ông. Đến với tác phẩm như: “Lên nương”, “Giã cốm”, “Trên núi”… hoạ sĩ Trần Thái khắc họa người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó làm lụng quanh năm, việc đồng áng, chăm sóc gia đình. Vất vả mệt nhọc là thế nhưng ở họ vẫn toát lên niềm vui, nụ cười hạnh phúc, tinh thần lạc quan. Đến với “Mẹ bồng con”, “Mẹ và con”…người xem như an yên hơn với sắc màu dịu hiền, tươi sáng của người mẹ trẻ và những đứa con thơ quấn quýt bên nhau, dành cho nhau ánh mắt, cử chỉ thật ngọt ngào, ấm áp.

Điều đặc biệt, hoạ sĩ Trần Thái đã khéo léo và sáng tạo trong từng nét vẽ. Ông mượn màu sắc trong trang phục thổ cẩm của đồng bào dân tộc để pha trộn hài hòa, tạo nên sự đặc sắc và lôi cuốn. Đó chính là nét riêng mà nhiều họa sỹ trẻ đương đại ao ước muốn học hỏi.

Mỗi bức tranh là một câu chuyện

Hoạ sĩ Trần Thái thừa nhận rằng: “quê hương miền núi Tuyên Quang là nguồn cảm hứng bất tận, luôn là miền ký ức hội họa êm đềm, trong sáng trong tôi”. 

Hình ảnh về những buổi chợ phiên miền núi khiến ông có xúc cảm đặc biệt, trở thành nỗi day dứt, khắc khoải để tạo nên nhiều tác phẩm mang tựa đề “Chợ”, “Những người đàn bà ra chợ”, “Chợ miền núi”, “Chợ Chiêm Hóa”. Hòa trong không khí rộn ràng tươi vui của một buổi chợ phiên ở miền quê với hình ảnh từng tốp người đi mua sắm, những hàng hóa thực phẩm bày bán: Vuông vải thổ cẩm, đôi lợn con, nụ cười hạnh phúc của trẻ người Mông, người Dao bên cạnh mẹ… Điều ông muốn gửi gắm trong các tác phẩm về chợ miền núi không đơn thuần là hoạt động giao thương buôn bán rộn ràng, tấp nập mà ở đó còn có sự gắn kết tình cảm giữa người với người.

Tác phẩm "Xuống chợ" của họa sĩ Trần Thái
Tác phẩm "Xuống chợ" của họa sĩ Trần Thái

Những người phụ nữ quan tâm, ngắm nghía sửa sang trang phục cho nhau, họ làm đẹp để tự tin trong buổi chợ phiên. Người xem cảm nhận được giữa không gian chợ rộng lớn vẫn có sự gắn kết, tình cảm làm cho tác phẩm trở nên ấm áp, gần gũi hơn.

Có gì thật dịu dàng, mê hoặc khi ta ngắm nhìn những bức tranh đời sống người miền núi của hoạ sĩ Trần Thái. Sự chuyển động bình yên từ mỗi khuôn mặt; vẻ đẹp thanh tú từ dáng hình bé gái, thiếu nữ đôi mươi; nét hồn hậu, nguyên sơ trong nụ cười đàn ông, đàn bà Mông, Dao… Từ họ tỏa ra một sự ấm áp lạ lùng. Đến nỗi nhìn tranh, ta không thể không yêu lấy cuộc đời mình đang sống, cảm thấy cần trân trọng và tha thiết với nhau hơn.

Tranh của họa sĩ Trần Thái không chỉ ghi dấu bởi những nét vẻ tỉ mỉ, sáng tạo về đồ vật, trang phục truyền thống mà còn gây ấn tượng bởi màu sắc và hình ảnh độc đáo. Cũng chính bởi những điều đặc biệt mà tác phẩm của ông nhận được sự yêu thích và đồng cảm của người thưởng thức ở các lứa tuổi khác nhau. Đến với dòng tranh về đề tài văn hóa truyền thống qua tác phẩm “Ngày cấp sắc”, “Mùa thổ cẩm”, người xem như lạc bước vào không gian bình yên, tuyệt đẹp của con người vùng cao qua gam màu tươi sáng, rực rỡ. Tác phẩm được tái hiện từ tư liệu trong những chuyến đi thực tế ở Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình… Ông thường mượn sắc màu trong trang phục người Dao, Mông, Tày để thể hiện bút pháp tạo nên không gian hội họa cuốn hút đến lạ kỳ. Ở bất cứ tác phẩm nào, người thưởng lãm cũng dễ dàng nhận ra bút pháp cô đọng về ý, nét tinh giản về hình, vẻ đẹp dịu dàng nên thơ, trong trẻo như một cuộc dạo chơi lãng đãng.

Cũng là một trong số những hoạ sĩ vững vàng về hình họa nhưng ông ưa chuộng diễn hình bằng đường nét trữ tình, uyển chuyển như trang trí của dân tộc. Ông không định tả mà chú trọng vào gợi tả, cái thần tình ở ông là có khi chỉ vài đường nét cũng làm bừng lên cái tình miền núi và dân tộc.

Có thể nói họa sĩ Trần Thái là người có duyên "kể chuyện" dân tộc miền núi bằng hội họa. Qua tranh của ông, người xem hiểu được nét phong tục, tập quán của người Dao, Mông, Tày… giữa một vùng núi non Việt Bắc hùng vĩ. Đối với ông, đó là nguồn chất liệu phong phú, nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn, là chất men tạo nên sự thăng hoa cho người họa sĩ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 19:24, 23/04/2024
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 19:20, 23/04/2024
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 19:13, 23/04/2024
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 16:05, 23/04/2024
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 13:30, 23/04/2024
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:15, 23/04/2024
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đang thăm chính thức Việt Nam.
Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Thời sự - PV - 11:20, 23/04/2024
Nêu thực tế lái xe chạy đường dài, chạy liên tục mà không dừng dễ căng thẳng, gây ra tai nạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 08:01, 23/04/2024
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 07:53, 23/04/2024
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 07:48, 23/04/2024
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.